Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Khi nhắc đến SME, thường thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến các tổ chức kinh doanh có quy mô nhỏ với số lượng nhân viên hạn chế và nguồn lực tài chính ít ỏi. Tuy nhiên, một số công ty Startup cũng có những đặc điểm tương tự và điều này đã tạo nên sự nhầm lẫn cho nhiều người. Vậy doanh nghiệp SME là gì? Và làm thế nào để phân biệt rõ ràng giữa SME và các Startup khởi nghiệp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé.

 

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup
 

Doanh nghiệp SME là gì?

SME là viết tắt của từ Small and Medium Enterprise, được dùng để đề cập đến các doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Những công ty này thường có mức doanh thu, nguồn vốn hoặc số lượng nhân viên dưới một ngưỡng cụ thể nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và quá trình phân phối nguồn nhân lực cho khu vực.

Mỗi quốc gia thường có các quy định khác nhau trong từng ngành để định rõ doanh nghiệp nào được xem là vừa và nhỏ. Nhờ những đóng góp tích cực vào nền kinh tế nước nhà mà chính phủ cũng thường xuyên áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích sự phát triển của SMEs, chẳng hạn như chính sách thuế ưu đãi và tạo điều kiện cho việc tiếp cận nguồn vốn tốt hơn. 
 

SME là gì?
 

Sự khác nhau giữa doanh nghiệp SME và Startup 

Dù là hai loại hình kinh doanh hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn. Một số công ty có thể khởi đầu như một Startup, sau đó chuyển đổi thành một SME vừa và nhỏ khi hoạt động đã đạt được sự ổn định. Hơn nữa, sự phân biệt giữa SME và Startup cũng có thể biến đổi tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia và lãnh thổ.
 

Tiêu chí

SME

Startup

Mục tiêu kinh doanh

SME thường là mô hình kinh doanh đã được kiểm nghiệm, với quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ.

Startup được sử dụng để mô tả một công ty ở giai đoạn khởi nghiệp, có tiềm năng phát triển thành một tập đoàn lớn với tầm nhìn rộng.

Cạnh tranh

Không áp lực quá nhiều lên sự độc đáo và đột phá.

Luôn tìm kiếm sự độc đáo để tồn tại và không bị đào thải trên thị trường.

Chủ sở hữu

Thường thuộc sở hữu của cá nhân và ít sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài.

Thường sẵn lòng chia sẻ cổ phần và kêu gọi vốn đầu tư để đảm bảo khả năng tăng trưởng và phát triển.

Tốc độ tăng trưởng

Có lợi thế về tốc độ tăng trưởng vì có khả năng thu lợi nhuận từ những ngày đầu tiên dù không có nhiều đột phá như Startup. 

Thường mất thời gian để có được lượng khách hàng và doanh thu đáng kể, thậm chí có thể phải đối mặt với lỗ vốn thời gian đầu.

 

Vai trò của SME đối với sự phát triển của nền kinh tế

Các công ty SME giữ một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề an sinh - xã hội. Cụ thể, nhiệm vụ của SMEs bao gồm:

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp: Thống kê cho thấy 50% nhu cầu về việc làm trên thị trường đã được đáp ứng nhờ sự có mặt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, nguồn sản phẩm mà các doanh nghiệp SME tạo ra sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội.

- Tạo động lực cho nền kinh tế: Với vốn đầu tư nhỏ và tổ chức linh hoạt, các công ty SME có khả năng xâm nhập vào nhiều thị trường, tận dụng tốt tiềm năng về đất đai, tài nguyên, nhân công của từng khu vực.

- Đóng góp vào các ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ: Doanh nghiệp SME thường chuyên sâu vào một công đoạn sản xuất cụ thể và cung cấp những chi tiết, linh kiện quan trọng để sử dụng trong quá trình lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Sự chuyên môn hóa này không chỉ tăng cường sự hiệu quả của sản xuất mà còn thúc đẩy sự đa dạng và cạnh tranh trong các ngành công nghiệp.

- Giúp nâng cao GDP quốc gia: Công ty SME đóng góp 30% đến 53% tổng thu nhập GDP và đồng thời cung cấp từ 19% - 31% trong tổng giá trị hàng xuất khẩu sang thị trường quốc tế.
 

Doanh nghiệp SME là gì?
 

Phân loại các doanh nghiệp SME

Ở Việt Nam, việc phân loại công ty SME sẽ được thực hiện dựa trên quy định của chính phủ nhằm đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế và môi trường kinh doanh, cụ thể như sau:
 

Lĩnh vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Công nghiệp, xây dựng, nông - lâm - thủy sản

- Tổng nhân viên tham gia Bảo hiểm Xã hội trung bình mỗi năm không vượt quá 10 người.

- Tổng doanh thu trong năm không vượt quá 3 tỷ hoặc nguồn vốn không trên mức 3 tỷ đồng.

- Tổng nhân viên tham gia Bảo hiểm Xã hội trung bình mỗi năm không vượt quá 100 người.

- Tổng doanh thu trong năm không vượt quá 50 tỷ hoặc nguồn vốn không trên mức 20 tỷ đồng.

- Không được công nhận là doanh nghiệp siêu nhỏ dựa trên quy định.

- Tổng nhân viên tham gia Bảo hiểm Xã hội trung bình mỗi năm không vượt quá 200 người.

- Tổng doanh thu trong năm không vượt quá 200 tỷ hoặc nguồn vốn không trên mức 100 tỷ đồng.

- Không được công nhận là doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ dựa trên quy định.

Thương mại và dịch vụ

- Tổng nhân viên tham gia Bảo hiểm Xã hội trung bình mỗi năm không vượt quá 10 người.

- Tổng doanh thu trong năm không vượt quá 10 tỷ hoặc nguồn vốn không trên mức 3 tỷ đồng.

- Tổng nhân viên tham gia Bảo hiểm Xã hội trung bình mỗi năm không vượt quá 50 người.

- Tổng doanh thu trong năm không vượt quá 100 tỷ hoặc nguồn vốn không trên mức 50 tỷ đồng.

- Không được công nhận là doanh nghiệp siêu nhỏ dựa trên quy định. 

- Tổng nhân viên tham gia Bảo hiểm Xã hội trung bình mỗi năm không vượt quá 100 người.

- Tổng doanh thu trong năm không vượt quá 300 tỷ hoặc nguồn vốn không trên mức 100 tỷ đồng.

- Không được công nhận là doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ dựa trên quy định.

 

Đánh giá cơ hội và thách thức của doanh nghiệp SME

Với vai trò quan trọng như thế thì hiện nay, những công ty vừa và nhỏ chiếm đã số lượng đáng kể trong toàn bộ các doanh nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên dù là bất kỳ mô hình kinh doanh tiềm năng thì cũng sẽ đi kèm với thách thức, cơ hội và doanh nghiệp SME cũng không ngoại lệ.

1. Cơ hội của doanh nghiệp SME

Trước sự biến động không ngừng của nền kinh tế, các doanh nghiệp SME cần phải biết cách tận dụng những cơ hội để đứng vững trên thị trường tiềm năng, cụ thể:

- Khả năng đổi mới sáng tạo: Nhờ vào tính linh hoạt và sự sáng tạo, doanh nghiệp SME có thể thích ứng nhanh chóng với những biến đổi của thị trường, từ đó nắm bắt được cơ hội mới để phát triển mạnh mẽ hơn.

- Thị trường phong phú và nguồn nhân lực dồi dào: Với lực lượng lao động dồi dào và chi phí nhân lực thấp, Việt Nam cung cấp một thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp SME để thuận lợi phát triển và thu hút người tài.

- Ứng dụng công nghệ vào sản xuất: Trong bối cảnh chuyển đổi số, SME buộc phải áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu suất và đồng thời tận dụng tất cả mọi cơ hội để phát triển.

- Thị trường nội địa mở rộng: Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường nội địa Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội cho tổ chức SME cung ứng đa dạng các sản phẩm / dịch vụ đến tận tay khách hàng mục tiêu trong nước.

- Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ: Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp SME thông qua việc đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, đào tạo, thuế, phát triển thị trường,....

2. Thách thức của công ty SME

Doanh nghiệp SME dù linh hoạt và sáng tạo nhưng cũng phải thường xuyên phải đối đầu với những khó khăn về tài chính, cạnh tranh cũng như khả năng thích ứng với biến động thị trường. Cụ thể:

- Thiếu vốn: Nhiều tổ chức kinh doanh nhỏ không có cơ hội tiếp cận nguồn đầu tư và vốn vay từ các quỹ hoặc ngân hàng. Điều này khiến cho việc mở rộng quy mô sản xuất trở nên khó khăn, dẫn đến tình trạng kinh doanh trì trệ và không đạt được sự tăng trưởng đột phá.

- Cạnh tranh với các thương hiệu lớn: Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty có quy mô lớn và nguồn lực mạnh mẽ. 

- Cơ sở vật chất, hạ tầng: Bởi vì quy mô nhỏ và vốn hạn chế nên cơ sở vật chất của các doanh nghiệp SME thường kém hơn nhiều so với các đối thủ lớn, gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.

- Quản lý với quy mô gia đình: Điều này có thể dẫn đến thiếu hụt kiến thức quản lý và các kỹ năng chuyên môn cần thiết để điều hành một doanh nghiệp với quy mô lớn, từ đó dễ dẫn đến tình trạng sử dụng nguồn vốn hiệu quả hoặc thậm chí phá sản.

- Bộ máy nhân sự nhỏ gọn, đơn giản nhưng không hiệu quả: Với quỹ lương hạn chế cùng các chế độ phúc lợi không hấp dẫn, việc giữ chân và thu hút nhân viên tài giỏi là một thách thức lớn, đặc biệt là những công ty quy mô siêu nhỏ.

Những nhóm ngành nghề phổ biến ở doanh nghiệp SME

Dựa trên bối cảnh lịch sử của nền kinh tế xã hội, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam gần như đã có mặt trong hầu hết mọi lĩnh vực ngành nghề. Tuy nhiên, SME thường tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực chính là ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ.

- Lĩnh vực công nghiệp: Các công ty SME tồn tại dưới 4 nhóm ngành nghề chính là thủ công mỹ nghệ truyền thống; khai thác và sản xuất sản phẩm thô (khoáng sản, hải sản, lâm sản); chế biến, lắp ráp; chế tạo sản phẩm kỹ thuật cao (điện tử, máy móc, hóa chất, động cơ, thiết bị đo lường,…).

- Lĩnh vực thương mại dịch vụ: Với những ưu thế nổi bật như vốn đầu tư ít, khả năng thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận hấp dẫn và sự đa dạng hóa thị trường, ngành thương mại dịch vụ đang trở thành một "mảnh đất màu mỡ" để thu hút một lượng lớn doanh nghiệp SME tham gia vào. Ví dụ như thương mại điện tử, bán lẻ, bán sỉ, vận tải, du lịch, logistics, đào tạo, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, y tế,....
 

Doanh nghiệp SME
 

Như vậy qua bài viết này, Vnnews 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm doanh nghiệp SME là gì cùng như cách để phân biệt công ty SME và Startup hiện nay. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về loại hình kinh doanh đặc biệt này và đồng thời hiểu được tầm quan trọng của SME đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Nội dung liên quan

Tin tức khác

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Khám phá những cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ sẽ giúp bạn nhập được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng để kinh doanh kiếm lời.
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Xem tất cả