Bất kỳ doanh nghiệp nào, từ cửa hàng nhỏ lẻ cho đến những tập đoàn đa quốc gia đều quan tâm đến doanh số. Nó không chỉ là con số thống kê mà còn là thước đo sức khỏe của doanh nghiệp, là cơ sở để đưa ra những quyết định quan trọng. Vậy doanh số là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết khái niệm doanh số và vai trò then chốt của nó trong kinh doanh.
Mục lục bài viết
Doanh số là gì?
Doanh số bán hàng là thước đo số lượng sản phẩm mà một công ty bán được. Đó là số lượng mặt hàng mà một doanh nghiệp bán trong một khoảng thời gian cụ thể, có thể là mỗi tháng, mỗi quý hay mỗi năm. Một số doanh nghiệp lớn hơn có thể đo lường khối lượng bán hàng trên cơ sở mỗi ngày. Doanh số nhấn mạnh số lượng sản phẩm mà người tiêu dùng mua thay vì lợi nhuận tiền tệ mà công ty kiếm được.
Tầm quan trọng của doanh số đối với doanh nghiệp
Doanh số bán hàng là một trong những chỉ số then chốt để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Nó không chỉ phản ánh tình hình tài chính mà còn là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh, điều chỉnh giá cả, mở rộng thị trường. Hãy cùng khám phá những lý do vì sao nó lại quan trọng đến vậy đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh
Doanh số bán hàng là chỉ số chính để đo lường quá trình sản xuất, kinh doanh và tiếp thị. Nó phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Giá trị hàng bán cao cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng, quá trình tiếp thị sản phẩm diễn ra thuận lợi. Ngược lại, đây sẽ là cảnh báo cho những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh, đòi hỏi họ phải có những biện pháp khắc phục.
2. Định hướng chiến lược kinh doanh
Một trong những yếu tố quan trọng để định hướng chiến lược kinh doanh trong tương lai đó là giá trị giao dịch cao. Dựa trên những dữ liệu trong quá khứ, doanh nghiệp có thể đánh giá và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thị trường. Không chỉ vậy, những dữ liệu này sẽ trở thành nền tảng giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc quản lý nguồn lực, tối ưu hóa chi phí và đạt được mục tiêu kinh doanh.
3. Tăng khả năng cạnh tranh
Khối lượng bán hàng cao là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường đón nhận và tin dùng. Điều này thu hút và tạo dựng niềm tin mạnh mẽ của khách hàng vào chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, các thương hiệu sẽ có thể phát triển các chiến lược marketing, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ vững được thế cạnh tranh trên thị trường.
4. Thu hút đầu tư và vay vốn
Một trong những yếu tố để bạn có thể thu hút đầu tư và vay vốn ngân hàng đó là có doanh số bán hàng tốt. Doanh số ổn định chứng minh khả năng sinh lời cho các nhà đầu tư và đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng, mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh số bán hàng
Doanh số bán hàng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Hiểu rõ nhưng yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh và đưa ra những chiến lược phù hợp để tối ưu hóa số lượng bán ra và đạt được mục đích.
1. Chất lượng sản phẩm
Sự thành công của một doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng không chỉ tạo niềm tin vững chắc, mà còn thúc đẩy họ tiếp tục mua hàng và giới thiệu thương hiệu đến người khác. Ngược lại, chất lượng kém sẽ gây thất vọng, làm giảm uy tín, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh và gây khó khăn trong việc thu hút khách hàng mới.
2. Giá cả cạnh tranh
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Để thu hút nhiều khách hàng, doanh nghiệp cần định giá một cách thông minh. Định giá sản phẩm quá cao thì sẽ cản trở quyết định của người tiêu dùng trong việc mua sản phẩm, trong khi giá quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó, việc cân nhắc thật kỹ các chi phí liên quan là bước quan trọng để mang đến mức giá hợp lý dành cho khách hàng vừa kích thích nhu cầu mua hàng, vừa đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp.
3. Chiến lược marketing
Một chiến lược marketing mạnh mẽ, đa dạng là yếu tố then chốt để thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Việc triển khai các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, sales promotion hấp dẫn giúp tạo nhận thức về sản phẩm, khơi gợi nhu cầu mua sắm và thúc đẩy nhu cầu mua sắm.
4. Uy tín và nhận diện thương hiệu
Khách hàng luôn ưu tiên lựa chọn thương hiệu mạnh với số lượng bán ra cao. Bởi điều này đồng nghĩa với việc họ được đảm bảo về chất lượng sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp. Việc tạo dựng được vị thế kiên cố trên thị trường giúp thương hiệu thu hút người tiêu dùng mới và mang đến giá trị lâu dài.
5. Nhu cầu thị trường
Việc nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu thị trường là nhiệm vụ then chốt của mọi doanh nghiệp. Thị trường không ngừng thay đổi với những xu hướng mới mẻ xuất hiện mỗi ngày. Để không bị lỗi thời hay tụt hậu, doanh nghiệp luôn phải chủ động khảo sát thị trường, từ đó thực hiện chiến lược đổi mới, sáng tạo và cập nhật liên tục để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nếu không, doanh nghiệp sẽ bị các đối thủ cạnh tranh vượt mặt và khó lòng tồn tại trong thị trường đầy thử thách.
6. Khả năng cung ứng và logistics
Khả năng cung ứng và logistics không chỉ đơn thuần là đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định, mà còn tránh tình trạng hết hàng hoặc hàng tồn kho quá nhiều. Việc kiểm soát tốt lượng hàng tồn kho sẽ tránh việc sinh ra những chi phí phát sinh khác đồng thời đảm bảo nguồn cung ổn định để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.
Phân biệt doanh số và doanh thu
Trong hoạt động kinh doanh, doanh số và doanh thu là hai khái niệm thường xuyên được nhắc đến. Mặc dù hai khái niệm này đều liên quan đến hoạt động bán hàng nhưng không phải ai cũng hiểu được chúng mang ý nghĩa khác nhau và cung cấp những thông tin khác nhau trong kinh doanh.
Đặc điểm | Doanh số | Doanh thu |
Định nghĩa | Tổng số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. | Tổng số tiền thu được từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. |
Vai trò | Đo lường hiệu suất bán hàng | Đánh giá mức thu nhập từ hoạt động kinh doanh |
Bản chất | Thể hiện quy mô, khối lượng bán hàng | Thể hiện hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời |
Tầm quan trọng | Theo dõi và phân tích khối lượng bán hàng | Đánh giá tổng thể hiệu quả tài chính và lợi nhuận |
Mối quan hệ | Là một phần của doanh thu. | Phụ thuộc vào doanh số. Doanh thu luôn nhỏ hơn hoặc bằng doanh số. |
Ảnh hưởng bởi | Giá trị sản phẩm bán ra | Doanh số, chiết khấu, thuế và các chi phí khác |
Phân loại và cách tính doanh số phổ biến trong kinh doanh
Việc nắm vững các loại doanh số là yếu tố then chốt để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Mỗi loại đều có một ý nghĩa riêng, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất hoạt động, đưa ra các quyết định sáng suốt.
1. Doanh số thuần
Doanh số thuần là tiền thu được từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó được tính sau khi trừ đi các khoản giảm trừ. Đây là chỉ số quan trọng đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh.
Các khoản giảm trừ bao gồm:
- Chiết khấu thương mại
- Giảm giá bán hàng
- Hàng bị hoàn trả
- Các loại thuế
Công thức tính:
Doanh số thuần = Doanh số gộp - (Chiết khấu thương mại + Giảm giá bán hàng + Hàng bị hoàn trả + Các loại thuế)
Ví dụ: Một công ty bán lẻ có doanh số gộp là 1 tỷ đồng. Trong đó, công ty có các khoản giảm trừ như: chiết khấu thương mại 50 triệu đồng, giảm giá bán hàng 20 triệu đồng, hàng bị hoàn trả 10 triệu đồng, thuế VAT 90 triệu đồng.
Doanh số thuần của công ty trong quý đó: 1000 triệu - (50 triệu + 20 triệu + 10 triệu + 90 triệu) = 830 triệu đồng
2. Doanh số gộp
Doanh số gộp là tổng giá trị tiền tệ thu được từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, trước khi trừ đi bất kỳ khoản giảm trừ nào. Nó thể hiện tổng giá trị hàng hóa đã bán ra, không thể hiện lợi nhuận.
Những yếu tố không được trừ khỏi doanh số gộp:
- Chiết khấu thương mại
- Hàng bị hoàn trả
- Giảm giá sản phẩm
- Thuế bán hàng
- Chi phí vận chuyển
Cách tính doanh số gộp:
Cách 1: Tính dựa trên số lượng và giá bán
Doanh số gộp = Tổng số lượng sản phẩm bán ra x Giá bán đơn vị
Ví dụ: Một cửa hàng bán được 500 chiếc áo với giá bán là 200 nghìn đồng/chiếc.
Doanh số gộp: 500 x 200.000 = 100.000.000 đồng
Cách 2: Tính dựa trên tổng giá trị các đơn hàng
Doanh số gộp = Tổng giá trị tất cả các đơn hàng đã bán
Ví dụ: Một công ty có tổng 100 đơn hàng trong một tháng, với tổng giá trị các đơn là 500 triệu đồng. Vậy doanh số gộp của công ty là 500 triệu đồng.
3. Doanh số theo sản phẩm
Doanh số theo sản phẩm là giá trị tiền tệ thu được từ từng loại sản phẩm riêng biệt mà doanh nghiệp bán ra. Đây là chỉ số hữu ích trong việc phân tích sản phẩm có hiệu quả bán hàng cao hay thấp.
Các phương pháp phân tích:
- Báo cáo giá trị giao dịch theo sản phẩm
- Phân tích ABC
- Phân tích tỷ suất lợi nhuận theo sản phẩm
Cách tính doanh số đơn giản theo sản phẩm:
Doanh số sản phẩm X = Số lượng sản phẩm X Bán ra x Giá bán mỗi sản phẩm X
Ví dụ: Một cửa hàng bán áo thun có 3 mẫu A, B, C. Trong tháng, họ bán được:
- Áo A: 100 chiếc áo với giá 200.000 đồng/chiếc
- Áo B: 150 chiếc áo với giá 250.000 đồng/chiếc
- Áo C: 80 chiếc áo với giá 300.000 đồng/chiếc
→ Doanh số từng loại áo:
- Áo A: 100 x 200.000 = 20.000.000 đồng
- Áo B: 150 x 250.000 = 37.500.000 đồng
- Áo C: 80 x 300.000 = 24.000.000 đồng
Cách tính với chiết khấu và hàng bị hoàn trả:
Doanh số sản phẩm X = (Số lượng bán ra x giá bán) - (Chiết khấu cho sản phẩm X + Giá trị hàng bị hoàn trả của sản phẩm X)
Ví dụ: Tiếp tục ví dụ trên, giả sử áo B có 10 chiếc bị hoàn trả và tổng giá trị chiết khấu dành cho áo B là 2.500.000 đồng.
Áo B = (150 x 250.000) - (2.500.000 + 10 x 250.000) = 37.500.000 - 5.000.000.000 = 32.500.000 đồng
4. Doanh số theo kênh bán hàng
Doanh số theo kênh bán hàng là việc phân tích số lượng bán ra từ các kênh phân phối khác nhau như bán lẻ trực tiếp, bán qua các đối tác hoặc qua các sàn thương mại điện tử.
Các phương pháp phân tích:
- Báo cáo giá trị giao dịch theo kênh
- Phân tích tỷ trọng doanh số theo kênh
- Phân tích chi phí trên mỗi đơn hàng theo kênh
- Phân tích khách hàng theo kênh
Công thức tính:
Doanh số kênh X = Tổng giá trị các đơn hàng bán qua kênh X
Ví dụ: Một cửa hàng quần áo có 3 kênh bán hàng: cửa hàng trực tiếp, website và sàn thương mại điện tử (shopee). Trong tháng họ bán được:
- Cửa hàng trực tiếp: 50.000.000 đồng
- Website: 30.000.000 đồng
- Shopee: 20.000.000 đồng
Cách tính doanh số với chi phí vận hành:
Doanh số kênh X = tổng giá trị các đơn hàng bán được qua kênh X - chi phí vận hành kênh X
Ví dụ: Tiếp tục ví dụ trên, cửa hàng có chi phí vận hành cho từng kênh trong tháng là:
- Cửa hàng trực tiếp: 10.000.000 đồng (tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên…)
- Website: 5.000.000 đồng (chi phí quảng cáo, duy trì website…)
- Shopee: 3.000.000 (phí hoa hồng, phí quảng cáo trên sàn… )
→ Doanh số từng kênh bán hàng:
- Cửa hàng trực tiếp: 50.000.000 - 10.000.000 = 40.000.000 đồng
- Website: 30.000.000 - 5.000.000 = 25.000.000 đồng
- Shopee: 20.000.000 - 3.000.000 = 17.000.000 đồng
Cách tính tỷ trọng doanh số theo kênh:
Tỷ trọng doanh số kênh X = (doanh số kênh X/tổng doanh số) x 100%
Ví dụ: Tiếp tục ví dụ trên, tổng doanh số bán hàng là 50.000.000 + 30.000.000 + 20.000.000 = 100.000.000 đồng. Tỷ trọng doanh số bán hàng của cửa hàng:
- Cửa hàng trực tiếp: (50.000.000/100.000.000) x 100% = 50%
- Website: (30.000.000/100.000.000) x 100% = 30%
- Shopee: (20.000.000/100.000.000) x 100% = 20%
Những sai lầm thường gặp khi tính doanh số bán hàng
Tính toán doanh số chính xác là bước quan trọng để đánh giá và hoạt định kế hoạch bán hàng. Tuy nhiên, trong quá trình tính toán đôi khi sẽ gặp phải một số sai lầm, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Dưới đây sẽ là một số sai lầm phổ biến thường gặp trong quá trình tính toán.
1. Không phân biệt được doanh thu và doanh số
Đây là sai lầm phổ biến nhất vì nhiều người thường bị nhầm lẫn hai khái niệm trên. Trong khi doanh số là giá trị tiền tệ từ việc bán hàng hóa, còn doanh thu bao gồm cả doanh số và các khoản thu nhập khác. Việc nhầm lẫn này có thể gây ra những quyết định sai lầm trong chiến lược kinh doanh.
2. Không theo dõi theo biến động thời gian
Một sai lầm khác đó là chỉ tính toán doanh số một lần mà không theo dõi biến động của nó theo thời gian chẳng hạn như theo quý hay theo tháng. Nếu không theo dõi định kỳ, doanh nghiệp sẽ khó nhận biết xu hướng tăng trưởng hay suy giảm, từ đó bỏ lỡ cơ hội điều chỉnh các chiến lược kinh doanh kịp thời.
3. Không trừ đi các khoản giảm giá và chiết khấu
Để đảm bảo tính chính xác của một bản báo cáo tài chính, việc tính toán cần bao gồm các khoản giảm giá và chiết khấu đã áp dụng cho khách hàng. Bỏ qua các khoản này sẽ dẫn đến doanh nghiệp không thể phản ánh đúng giá trị thực, từ đó làm ảnh hưởng đến các quyết định quan trọng.
4. Sai sót trong việc ghi chép và quản lý dữ liệu
Việc tính toán chính xác hoàn toàn phụ thuộc vào việc ghi chép và quản lý dữ liệu. Bất kỳ sai sót nào trong quá trình từ việc nhập dữ liệu, bỏ sót thông tin, đến việc phân loại dữ liệu không chính xác đều sẽ dẫn đến sự sai lệch trong kết quả tính toán. Điều này tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, nắm vững định nghĩa doanh số là gì có ý nghĩa to lớn đối với một doanh nghiệp. VnNews 24h hy vọng rằng những kiến thức được chia sẻ qua bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý doanh nghiệp và phát triển hoạt động kinh doanh.