Chu kỳ kinh tế là gì? Cách đầu tư hiệu quả theo chu kỳ kinh tế

Thị trường kinh doanh thường không ổn định và luôn có sự biến đổi liên tục, thể hiện qua từng giai đoạn riêng biệt được gọi là chu kỳ kinh tế. Để xây dựng được chiến lược phát triển và phương hướng đầu tư phù hợp cũng như nắm bắt các cơ hội sinh lời thì việc hiểu rõ về quy luật của chu kỳ này là vô cùng quan trọng. Vậy chu kỳ kinh tế là gì và làm thế nào để có kế hoạch đầu tư hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
 

Chu kỳ kinh tế là gì? Cách đầu tư hiệu quả theo chu kỳ kinh tế
 

Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế, hay còn được gọi là business cycle trong tiếng Anh, là một chuỗi biến động có tính lặp đi lặp lại trong một nền kinh tế. Những biến động này có thể bao gồm sự thay đổi về cung cầu, sản lượng, lãi suất, lạm phát, thất nghiệp và nhiều yếu tố khác. Mặc dù từng giai đoạn không giống nhau, nhưng chúng vẫn thể hiện ra một số đặc điểm tương tự.

Bạn có thể quan sát thấy, nền kinh tế không phát triển ổn định và luôn trải qua 4 giai đoạn của chu kỳ kinh tế, đó là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Để xác định thị trường kinh doanh đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ, người ta sẽ đo lường thông qua các chỉ số như GDP thực tế, lãi suất, tổng số việc làm và chi tiêu của người dùng. Mặt khác, suy thoái kinh tế thường bắt đầu khi hai quý liên tiếp có GDP thực tế tăng trưởng ở mức âm. 

Nhìn chung, việc hiểu rõ về chu kỳ kinh tế sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan và biết khi nào thực hiện các hành động phù hợp để mua hoặc bán trái phiếu, cổ phiếu cũng như đầu tư để đạt được doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
 

Chu kỳ kinh tế là gì?
 

4 giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Như đã đề cập ở khái niệm thì chu kỳ kinh tế luôn biến đổi có tính có quy luật trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt đối với nhà đầu tư, việc hiểu rõ các giai đoạn của chu kỳ kinh tế rất quan trọng để đưa ra phân tích thực tế và nhận biết cơ hội kinh doanh. Cụ thể, chu trình này bao gồm 4 giai đoạn chính như sau:

- Recession (giai đoạn suy thoái): Đây là giai đoạn bắt đầu sự suy giảm của một nền kinh tế cũng như dấu hiệu cho một chu kỳ kinh doanh mới. Lúc này, sản lượng hàng hóa giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, lương suất thấp và lãi suất tín dụng thắt chặt, từ đó làm cho GDP giảm và tốc độ lạm phát cũng chậm lại.

- Trough (giai đoạn khủng hoảng kinh tế): Giai đoạn này thể hiện sự suy thoái nặng nề của nền kinh tế, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, thương mại và chất lượng cuộc sống. Nghiêm trọng đến nỗi, chính phủ phải đưa ra các chính sách hỗ trợ như trợ giá và giảm lãi suất để làm chậm quá trình suy thoái. Mặt khác, lạm phát có xu hướng tăng nhẹ.

- Recovery (giai đoạn phục hồi): Nền kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu tích cực như sản xuất tăng, chất lượng cuộc sống người dân ổn định, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư để gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Đồng thời, GDP cũng được ghi nhận ở mức dương và lạm phát giảm.

- Peak (giai đoạn đỉnh): Khi nền kinh tế ở giai đoạn đỉnh, GDP cao nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại so với giai đoạn phục hồi, có phần ổn định hơn. Ngoài ra, lạm phát tăng, đồng tiền mất giá và nền kinh tế bắt đầu suy thoái để chu kỳ mới bắt đầu.
 

Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế
 

Nguyên nhân hình thành các chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế là một hiện tượng phổ biến trong mỗi quốc gia và thường mang theo những biến đổi đáng kể trong sản xuất, tiêu dùng, doanh thu và tăng trưởng GDP. Trong đó, những nguyên nhân tạo thành quá trình này là:

- Theo quan điểm của Sismondi - một nhà kinh tế học nổi tiếng người Thụy Sĩ, chu kỳ kinh tế chính là kết quả tự nhiên của các yếu tố thị trường như sự thay đổi trong tiêu dùng hoặc cung và cầu không cân đối. Khi mua sắm giảm hoặc cung vượt quá cầu, doanh nghiệp sẽ phải giảm sản xuất, hạ giá và thậm chí sa thải nhân công để cân đối thu chi.

- Chu kỳ kinh doanh cũng có thể là kết quả của những yếu tố bên ngoài tác động như dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai hay các sự kiện không thể dự đoán trước. Những vấn đề này gây ra biến động và không ổn định trong hoạt động kinh tế, ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng và đầu tư.

Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng như thế nào tới GDP của một quốc gia

Chu kỳ kinh doanh là sự thay đổi lên xuống của nền kinh tế, chịu tác động từ cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Trong đó, giá trị GDP của một quốc gia sẽ bị phụ thuộc nhiều vào sự biến động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh tế với các đặc điểm sau:

- Giai đoạn suy thoái và khủng hoảng: Các vấn đề như đầu tư, sản xuất, tiêu dùng, cung cầu, chi tiêu và nhu cầu lao động đều giảm sút. Điều này đã tác động và làm giảm giá trị GDP của quốc gia theo hướng giảm xuống.

- Giai đoạn phục hồi: Lúc này, nhu cầu tiêu dùng bắt đầu tăng trở lại. Các hoạt động đầu tư, sản xuất và sinh lời cũng được thúc đẩy nhưng tốc độ phục hồi chậm. Tuy nhiên, điều này mang lại những diễn biến tích cực khi tác động làm tăng giá trị hàng hóa, dịch vụ và GDP.

- Giai đoạn hưng thịnh: Trong giai đoạn này, tiền lương tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và doanh nghiệp tuyển dụng thêm nhân sự để gia tăng sản xuất. Mặt khác, sự thúc đẩy mạnh mẽ trong hoạt động chi tiêu và nhu cầu sử dụng dịch vụ cũng kéo theo sự tăng trưởng nhanh của GDP.

Có thể nói, các giai đoạn của chu kỳ kinh tế đều có những biểu hiện và tác động đặc trưng lên hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Từ đó, dẫn đến sự biến động của giá trị GDP của quốc gia theo từng thời điểm, đồng thời phản ánh cơ hội đầu tư sinh lời của nền kinh tế đó.
 

Chu kỳ kinh tế
 

Cách đầu tư và quản lý chi tiêu theo chu kỳ kinh tế

Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, việc đầu tư sinh lời đòi hỏi bạn phải có những nhận định đúng đắn để đưa ra chiến lược phù hợp. Dưới đây là một số kinh nghiệm về đầu tư và quản lý chi tiêu mà bạn có thể tham khảo:

- Trong giai đoạn suy thoái, hầu hết các ngành nghề đều không có lợi cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, cũng có một số lĩnh vực mang đến khả năng phát triển cao như ngân hàng, bất động sản và bạn có thể nghiên cứu, phân tích để đưa ra cân nhắc phù hợp.

- Trong giai đoạn khủng hoảng sẽ có một số nhóm ngành được đẩy mạnh đầu tư để phục hồi như: tài chính, ngân hàng, logistic,..... Do đó, đây là những lĩnh vực đáng để bạn cân nhắc đầu tư.

- Đối với giai đoạn phục hồi, sự lựa chọn lý tưởng cho các nhà đầu tư tài chính đó là công nghệ, xây dựng, công nghiệp, cung cấp vật liệu,.... Bởi vì trong giai đoạn này, hầu hết mọi lĩnh vực đều đã có sự tăng trưởng trở lại và tạo nên các cơ hội sinh lời hấp dẫn.

- Với giai đoạn đỉnh, các nhóm ngành như tiêu dùng, năng lượng, y tế, du lịch, trang sức, kim loại,... sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh vì lúc này thu nhập ổn định và nhu cầu của người dân cũng đã tăng lên đáng kể.

Hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về cách xem xét và lựa chọn các cơ hội đầu tư cũng như quản lý chi tiêu trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư luôn tiềm ẩn rủi ro nên bạn cần nên cân nhắc và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.
 

Chu kỳ kinh tế Việt Nam
 

Những lần chu kỳ kinh tế diễn ra trong lịch sử 

Trong quá khứ, đã xảy ra nhiều giai đoạn chu kỳ kinh tế với sự biến đổi thăng trầm ở nhiều quốc gia, bị ảnh hưởng bởi yếu tố từ bên trong và bên ngoài. Từ năm 1870 đến 1890 đã xuất hiện cuộc suy thoái kéo dài và hai cuộc suy thoái khác, gây nên sự gia tăng lớn về năng suất, sản xuất công nghệ và sản phẩm bình quân đầu người. Trong giai đoạn này, các tiến bộ công nghệ tác động lớn đến tín dụng và nợ, khiến sức mua một giờ làm việc trung bình tăng mạnh từ 3 USD (năm 1900) đến 22 USD (năm 1990).

Trước đó, trong giai đoạn từ năm 1815 đến 1939, châu Âu và châu Mỹ cũng chịu tổn thất nặng nề bởi nhiều cuộc khủng hoảng. Ví dụ như sau cuộc chiến tranh Napoleon, xảy ra cuộc suy thoái Hậu Napoléon ở Vương quốc Anh từ năm 1815 đến 1830. Sau đó, giai đoạn 1929-1939 là đỉnh điểm của cuộc đại suy thoái, kết thúc bằng Thế chiến thứ hai.

Từ năm 1945 đến 1970, có một giai đoạn tương đối ổn định, gọi là "thời kỳ vàng chủ chủ nghĩa tư bản" hoặc "thời kỳ ổn định", không trải qua một cuộc suy thoái toàn cầu nào. Tuy nhiên, cuối thế kỉ XX, xuất hiện cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nghiêm trọng nhất phải kể đến là cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước Đông Âu sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Trong giai đoạn từ năm 1989 đến 2010, một số nước trong khu vực này phải trải qua suy thoái liên tục, khi thu nhập thực tế còn thấp hơn so với năm 1989. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do sai lầm trong việc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
 

Các đặc điểm của chu kỳ kinh tế
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên VnNews24h nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm và các đặc điểm của chu kỳ kinh tế trong từng giai đoạn. Nhìn chung, việc nhận biết nền kinh tế đang ở giai đoạn nào là điều cần thiết đối với chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Nhờ việc nhận diện được thời kỳ kinh tế, bạn sẽ có khả năng phán đoán chính xác và đưa ra những hoạt động phù hợp cho công việc kinh doanh của mình.

Nội dung liên quan

Tin tức khác

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Khám phá những cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ sẽ giúp bạn nhập được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng để kinh doanh kiếm lời.
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Xem tất cả