Thế nào là công ty trách nhiệm hữu hạn?

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau. Trong đó, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một trong những loại hình phổ biến nhất. Công ty TNHH được chia thành nhiều loại khác nhau như: TNHH 1 thành viên, TNHH 2 thành viên trở lên, TNHH thương mại và dịch vụ (TM DV). Tuy nhiên không phải ai cũng biết khái niệm như thế nào là công ty trách nhiệm hữu hạn và các loại hình công ty TNHH căn bản khác nhau như thế nào?
 

Thế nào là công ty trách nhiệm hữu hạn?
 

Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

Để biết được công ty TNHH là gì, trước hết bạn cần tìm hiểu định nghĩa về loại hình doanh nghiệp này. Công ty TNHH được định nghĩa theo hai hướng, hướng tổng quát và hướng pháp luật, cụ thể như sau:

Theo định nghĩa tổng quát, công ty TNHH là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được pháp luật thừa nhận, có quyền tham gia vào các hoạt động pháp lý về chính trị, kinh tế, xã hội,...Công ty TNHH có không quá 50 thành viên. Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi tổng giá trị tài sản các thành viên viên thành lập công ty góp hoặc cam kết góp (còn gọi là vốn điều lệ). Trước pháp luật, công ty và chủ công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt.

► Theo pháp luật, công ty TNHH chia thành hai loại hình: Công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH đa thành viên (có hai thành viên trở lên). Hai loại hình này được định nghĩa cụ thể như sau:

- Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ. Công ty TNHH 1 thành viên sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ có tư cách pháp nhân nhưng không có quyền phát hành cổ phần.

- Công ty TNHH 2 thành viên là loại hình doanh nghiệp do nhiều cá nhân (không quá 50) làm chủ sở hữu. Các thành viên làm chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi vốn điều lệ. Công ty TNHH 2 thành viên được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ có tư cách pháp nhân và được phát hành cổ phần.

Thế nào là công ty trách nhiệm hữu hạn?
 

Sự khác nhau cơ bản giữa các loại hình công ty TNHH

Như đã nói ở trên, công ty TNHH được chia thành: TNHH 1 thành viên, TNHH đa thành viên và TNHH Thương mại và Dịch vụ. Vậy 3 loại hình này khác nhau cơ bản như thế nào?
 

1. Sự khác nhau giữa công ty TNHH 1 thành viên và Đa Thành Viên:

► Về khái niệm: Công ty TNHH 1 thành viên là do một cá nhân hoặc một tổ chức duy nhất làm chủ sở hữu. Công ty TNHH đa thành viên thì có thể do 2 đến 50 thành viên thành lập và làm chủ sở hữu.

► Về quy chế pháp lý với các thành viên: Chủ sở hữu công ty TNHH có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho bất cứ cá nhân nào theo ý muốn. Đối với công ty TNHH đa thành viên, khi muốn chuyển nhượng phần góp vốn của mình, chủ sở hữu phải ưu tiên cho các thành viên còn lại. Nếu muốn chuyển nhượng cho người ngoài phải có sự đồng ý của các thành viên đồng làm chủ sở hữu.

► Về cơ cấu tổ chức: Với công ty TNHH 1 thành viên, chủ sở hữu sẽ có quyền quyết định cao nhất và không cần kiểm soát cũng như họp hội đồng thành viên. Đối với công ty TNHH đa thành viên, cần phải thành lập một Hội đồng thành viên và đây sẽ là cơ quan có quyền quyết định cao nhất. Nếu công ty TNHH đa thành viên có từ 11 thành viên trở lên làm chủ sở hữu thì phải có ban kiểm soát. Việc họp hội thành thành viên cũng phải được tiến hành ít nhất mỗi năm một lần.

► Về việc thay đổi vốn điều lệ: Khi muốn tăng thêm vốn, chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên có thể tự đầu tư hoặc huy động vốn của người khác. Nếu huy động vốn từ người khác, công ty TNHH 1 thành viên sẽ trở thành công ty TNHH đa thành viên. Bên cạnh đó, chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chỉ được rút vốn thông qua việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của cá nhân hay tổ chức khác. Đối với công ty TNHH đa thành viên, khi muốn tăng thêm vốn, chủ sở hữu có thể áp dụng tăng vốn góp của từng thành viên tương ứng với giá trị tăng lên của công ty hoặc tiếp nhận phần góp vốn của 1 thành viên mới. Khi muốn giảm vốn điều lệ thì sẽ lại trả vốn góp cho từng thành viên hoặc điều chỉnh vốn điều lệ giảm xuống tương ứng với giá trị tài sản giảm của công ty.
 

2. Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ (TM DV)

So với công ty TNHH 1 thành viên và TNHH đa thành viên, công ty TNHH Thương mại Dịch Vụ (TM DV) là loại hình doanh nghiệp chuyên về các hoạt động mua, bán các loại dịch vụ. Cụ thể hơn, công ty TNHH thương mại và dịch vụ là công ty TNHH chuyên về các loại hình như du lịch, vận tải, ngân hàng,... với cơ cấu, chức năng, hoạt động như một công ty TNHH thông thường.

Trên đây là một số thông tin về các loại hình công ty TNHH mà VnNews24h muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thể biết được thế nào là công ty TNHH và các loại hình công ty TNHH như: 1 thành viên, đa thành viên và Thương mại Dịch vụ khác nhau ra sao?

Tin tức khác

8 bước lập kế hoạch bán hàng đột phá để thay đổi cuộc chơi

8 bước lập kế hoạch bán hàng đột phá để thay đổi cuộc chơi

Một bản kế hoạch bán hàng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
Khảo sát thị trường là gì? Các loại hình khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là gì? Các loại hình khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là một trong những công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi và xu hướng của khách hàng.
Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Khám phá những cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ sẽ giúp bạn nhập được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng để kinh doanh kiếm lời.
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Xem tất cả