Tiệt trùng là kỹ thuật cần được tiến hành để loại bỏ tất cả các vi sinh vật tồn tại trên bề mặt dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ y tế, chế phẩm sinh học, thuốc,....Để tiến hành tiệt trùng, người ta có thể sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau trong đó có tiệt trùng bằng hơi nước bão hòa. Và để tiệt trùng bằng phương pháp này, nhất định phải cần đến nồi hấp tiệt trùng. Vậy nồi hấp tiệt trùng là gì, ứng dụng trong lĩnh vực nào và cách sử dụng ra sao? Hãy cùng VnNews24h tìm hiểu chi tiết về thiết bị này.
Mục lục bài viết
Nồi hấp tiệt trùng là gì?
Nồi hấp tiệt trùng là thiết bị có chức năng chính là tiệt trùng, khử trùng các dụng cụ thí nghiệm. Dưới tác động của hơi nước ở nhiệt độ 121 độ C trong vòng 5 - 20 phút, cấu trúc cũng như chức năng của tế bào vi sinh vật sẽ biến tính sau đó bị tiêu diệt hoàn toàn bởi nồi hấp tiệt trùng. Thiết bị này gần giống một chiếc nồi áp suất khổng lồ, có buồng áp suất và nhiệt độ cao. Bên trong nồi áp suất được cấu tạo như sau:
► Buồng tiệt trùng bằng thép không rỉ có tích hợp Sensor nhiệt, các cảm biến áp suất, mức nước,….
► Phía dưới buồng tiệt trùng có lớp bảo vệ bộ phận gia nhiệt, phía trên là vùng đặt giỏ hấp.
► Ngoài ra còn có các bộ phận khác như: Bộ phận đóng bằng cơ hay khóa liên động; nắp nồi hấp có gioăng chịu áp lực bên trong; bên ngoài được bao bởi thép tấm, phần nắp phía trên có lớp nhựa cách nhiệt; đồng hồ đo áp suất; đồng hồ hiển thị nhiệt độ; van an toàn và van xả khẩn cấp; bộ điều khiển nằm tại vùng phía trên; hiển thị đếm ngược thời gian còn lại của chu trình tiệt trùng; vòi xả nước thải dẫn vào bình đựng.
Cách sử dụng nồi hấp tiệt trùng
Để nồi hấp tiệt trùng có thể phát huy được hết công dụng, tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn, nấm, các dạng bào tử hiệu quả, bạn cần lắp đặt thiết bị này ở vị trí cân bằng và đảm bảo khoảng cách giữa tường với vỏ máy ít nhất là 5 cm. Tiếp theo, bạn sẽ sử dụng theo quy trình như sau:
► Bước 1: Kiểm tra nguồn điện và đảm bảo hiệu điện thế ở mức 220V - 240V. Sau đó cắm dây điện, đổ nước vào nồi, gắn ống xả khí và nhấn công tắc để cho máy hoạt động.
► Bước 2: Đổ khoảng 3 lít nước vào nồi hấp, đặt dụng cụ cần tiệt trùng vào giỏ, đưa vào nồi hấp và đóng chặt van.
► Bước 3: Chọn các chức năng về nhiệt độ, thời gian tiệt trùng và thời gian sấy.
► Bước 4: Nhấn nút Start để bắt đầu quá trình tiệt trùng.
Lưu ý: Trong quá trình tiệt trùng, nồi hấp sẽ bắt đầu gia nhiệt, thời gian tiệt trùng bắt đầu được tính khi nhiệt độ bằng với giá trị cài đặt. Thời gian sấy sẽ bắt đầu khi hết thời gian tiệt trùng. Kết thúc quá trình sấy, âm báo sẽ kêu, đèn Complete sáng, nếu đèn không sáng thì tắt công tắc On, Off rồi bật lại. Nhấn Emergency để xả áp suất, chỉ mở nắp khi áp suất tại đồng hồ báo là Zero.
Ứng dụng của nồi hấp tiệt trùng
Không chỉ được sử dụng để tiệt trùng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm, dụng cụ y tế, dung dịch thuốc nuôi cấy mô, nồi hấp tiệt trùng còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, cụ thể như:
► Xử lý chất thải: Nồi hấp tiệt trùng gần đây được sử dụng như một công cụ đảm nhiệm vai trò tiền xử lý chất thải y tế, thí nghiệm giúp vô hiệu hóa các chất gây viêm nhiễm, vi trùng, vi khuẩn gây bệnh trong quá trình nuôi cấy,….
► Xử lý composite trong quá trình lưu hóa cao su, đảm bảo các tính chất vật lý tốt nhất.
► Ứng dụng trong ngành công nghiệp điện tử: Nồi hấp tiệt trùng có khả năng phát triển tinh thể dưới nhiệt độ cao và áp lực lớn, đặc biệt là tinh thể thạch anh tổng hợp để ứng dụng trong công nghiệp điện tử.
► Ứng dụng trong sản xuất vô trùng: Sản xuất các thiết bị chỉ được sử dụng 1 lần như: Kim tiêm, kẹp, kim cầm, dao mổ.
Trên đây là những thông tin về nồi hấp tiệt trùng mà VnNews24h chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết nồi hấp tiệt trùng là gì, được ứng dụng trong những lĩnh vực nào và cách sử dụng ra sao?