Việc nhận biết người nghiện ma tuý đá đang trở thành một trong những nhu cầu cấp bách của toàn xã hội hiện nay. Nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết về những phương pháp này.
Mục lục bài viết
Dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý đá
Ma túy đá (còn gọi là meth) là một trong những chất gây nghiện nguy hiểm nhất được biết đến hiện nay trên thế giới. Người sử dụng ma túy đá thường xuyên đối mặt với các ảo giác, nhiều khả năng gây ra những hành động mất kiểm soát và tai hại cho xã hội. Để nhận biết người nghiện ma tuý đá, Tiến sĩ Trần Thị Hồng Thu - Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần Mai Hương cho biết 10 dấu hiệu như sau:
1. Không có cảm giác ngon miệng. Một dấu hiệu để chắc chắn 1 người đang nghiện ma túy đá là bị giảm cân nhanh trong thời gian rất ngắn.
2. Lơ là việc học, năng suất công việc giảm và vắng mặt quá nhiều là một dấu hiệu của nghiện ma túy đá. Nhiều người không thể giữ được vị trí công việc tới 3 tháng.
3. Dấu hiệu “miệng meth”. Điển hình người nghiện ma túy đá bị sâu răng, đen răng, thiếu răng và nướu răng đỏ đau.
4. Ngửi thấy mùi nước tiểu mèo. Nghiện ma túy đá đổ mồ hôi rất nhiều và mùi giống như nước tiểu mèo.
5. Mùi răng bị hôi và thối rữa, người nghiện ma túy đá thường không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường có những mụn trứng cá lớn trên mặt.
6. Người nghiện meth thường có suy nghĩ hoang tưởng, nghi ngờ có người theo làm hại.
7. Không có nhu cầu ngủ, luôn trong trạng thái tỉnh táo, có khi không cần ngủ tới cả tuần.
8. Trong nhà hoặc phòng ngủ rải rác các mảnh giấy bạc hình vuông bị cháy và các vỏ chai lavie hoặc ống hút được sử dụng để hút ma túy đá.
9. Ngứa ở nhiều vùng da tới mức không thể chịu đựng được, chà xát nhiều tới chảy máu.
10. Tâm trạng (cảm xúc) thất thường, dễ cáu bẳn và suy nghĩ kỳ quặc. Khi thức dậy mỗi buổi sáng, việc đầu tiên là phải dùng ma túy đá. Cảm thấy không thể sống qua ngày nếu không có ma túy đá (đây là dấu hiệu nghiện mức độ nặng).
Nữ trưởng khoa Lâm sàng cũng cho biết, người sử dụng ma túy đá dù ngáo hay không thì đều có hiện tượng thay đổi thái cực tâm trạng cực nhanh. Người sử dụng ma túy đá rất dễ nổi nóng. Đang vui vẻ bình thường có thể bất ngờ tức giận vì một lý do nhỏ nhặt, khác hẳn với tính cách trước đây. Những điều này có thể gây ra hiểm hoạ tới cuộc sống bình yên của mọi người, mọi nhà và toàn xã hội.
Cách cai nghiện ma tuý đá
Muốn cai nghiện ma tuý đá thì phải cùng lúc giải quyết được các vấn đề:
+ Giải độc triệt để độc tố ma túy đá đã nhiễm vào hệ thần kinh và các tổ chức tạng, phủ.
+ Cung cấp năng lượng để cấp cứu các tế bào thần kinh và chống suy kiệt cơ thể.
+ Dùng thuốc làm dịu các cơn điên (loạn thần) đồng thời làm dịu các thụ thể ở các khớp nối (xinap), ở đầu mút các tế bào thần kinh đang khát Dopamin (nguyên nhân sinh ra cảm giác có sâu bọ bò dưới da. Đồng thời với các thuốc giải tỏa sự ức chế nội quan ở tạng phủ, khôi phục chức năng chuyển hóa hằng định của các cơ quan nội tạng. Còn nếu chỉ tập chung đưa thuốc vào hệ thần kinh không thôi thì chưa triệt được gốc bệnh.
Người mới sử dụng ma túy đá thì việc dứt bỏ, cai không dùng ma túy đá nữa dễ dàng hơn, miễn là người đó có ý chí, quyết tâm cai. Nhưng người nghiện ma túy đá lâu dài, đặc biệt đã bị ảo giác, bị rối loạn tâm thần kéo dài thì việc cai nghiện có rất nhiều khó khăn. Hội chứng cai của ma túy đá không giống hội chứng cai của heroin, có nghĩa là không có cảm giác đau nhức, không tiêu chảy, không ớn lạnh nổi da gà, không có cảm giác dòi bò trong xương, không vật vã… mà là buồn chán, luôn có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, chậm chạp hoặc lầm lỳ, rất dễ bị kích động, dễ nổi giận, có thể hoang tưởng ảo giác, không kiểm soát được cảm xúc, hành vi.
Để giúp người nghiện vượt qua trạng thái cai và phòng chống tái nghiện hiệu quả cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị (hóa dược, liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp gia đình, liệu pháp nhóm, liệu pháp lao động tái thích ứng tại cộng đồng…). Cần thiết lập tốt mối quan hệ điều trị sau cai để giải quyết tốt các rối loạn trầm cảm và suy giảm nhận thức thường tồn tại rất lâu về sau.