Đề kháng là bức tường thành vững chãi bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại từ môi trường ngoài. Nếu một người có hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ rất dễ mắc phải nhiều loại bệnh. Tương tự với trẻ nhỏ, cơ thể và hệ miễn dịch của bé chưa phát triển toàn diện nên cũng thường xuyên bị ốm khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với môi trường. Bài viết này, VnNews24h sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh một số cách tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ, giúp bé luôn mạnh khỏe và năng động.
Mục lục bài viết
1. Cho bé bú mẹ hoàn toàn những tháng đầu đời
Trong 6 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu, chỉ có thể tiêu hóa sữa mẹ mà không cần nước hay bất cứ một thực phẩm bổ sung nào. Từ tháng thứ 6 trở đi, bé cần ăn dặm, uống nước và nước ép hoa quả để bổ sung thêm dinh dưỡng, đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Dù vậy, hiện nay cũng có rất nhiều bà mẹ vì bận công việc mà tập cho bé uống sữa công thức từ rất sớm. Điều này mặc dù không gây hại cho trẻ nhưng cũng không tốt đối với sức đề kháng tự nhiên của bé. Theo nghiên cứu, những đứa trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời luôn cứng cáp, thông minh và ít ốm vặt hơn so với trẻ uống sữa công thức.
2. Tiêm phòng đầy đủ cho bé
Tiêm phòng là một cách tăng sức đề kháng cho trẻ rất hữu hiệu. Trong vaccine chứa các phiên bản suy yếu của virus, giúp kích thích hệ thống miễn dịch của bé tạo ra các kháng thể để ngăn chặn bệnh. Mẹ nên tiêm phòng đầy đủ các mũi theo khuyến nghị của bác sĩ ngay từ trước và trong giai đoạn mang thai để cung cấp kháng thể cho con khi còn trong bụng mẹ. Sau khi bé chào đời cũng cần được tiêm phòng một số bệnh như: viêm gan, viêm não Nhật Bản, bạch hầu, uống ván, thủy đậu, sởi,…theo lịch tiêm chủng. Những loại vaccine này có tác dụng phòng bệnh lên đến vài chục năm hoặc suốt đời.
3. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Ăn gì để tăng sức đề kháng cho bé? Bố mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ các loại thực phẩm để đảm bảo không bị thừa hay thiếu hụt dưỡng chất. Chế độ ăn hằng ngày cần có đủ 4 nhóm: chất béo, chất đạm, đường bột và vitamin khoáng chất. Trong đó, vitamin A, C, kẽm, selen,…là những thành phần quan trọng giúp tăng cường đề kháng cho bé bố mẹ cần đặc biệt quan tâm và bổ sung đầy đủ. Có thể tìm thấy những chất này trong: cá, tôm, cua, ổi, bưởi, cam,….
Tìm hiểu thêm: Các loại nước ép trái cây tốt cho trẻ
4. Cho bé ngủ đủ giấc vận động thường xuyên
Giấc ngủ có vai trò giúp cho cơ thể và não bộ của trẻ phát triển, đồng thời còn tăng cường sức đề kháng. Trẻ nhỏ cần ngủ sâu từ 8 - 11 tiếng mỗi ngày, tùy theo độ tuổi. Hãy tập cho bé thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ để hình thành đồng hồ sinh học. Để cho bé có đủ giấc ngủ ngon, bạn hãy khuyến khích trẻ vận động, chơi với trẻ thường xuyên vào ban ngày, hạn chế hoạt động quá nhiều vào buổi tối trước khi ngủ. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng đừng quá bao bọc con luôn cho trẻ trong phòng kín mà hãy để bé tiếp xúc với môi trường tự nhiên để tăng cường đề kháng tự.
5. Chú ý đến vệ sinh cá nhân và môi trường sống
Mặc dù cần cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhưng cha mẹ cũng cần tạo cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân. Hãy tập cho con rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không cho tay lên mắt, mũi, miệng, dọn dẹp đồ chơi của bé ngăn nắp, gọn gàng. Giữ gìn vệ sinh cá nhân ngay từ nhỏ không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ mà còn hình thành thói quen tốt cho con sau này.
6. Cho trẻ uống đủ nước
Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể và tham gia vào nhiều chức năng quan trọng như: điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bài tiết chất thải, hỗ trợ hệ tiêu hoá, hỗ trợ chức năng não và hấp thu dưỡng chất. Thế nên, dù là người lớn hay trẻ nhỏ cũng cần bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày. Trẻ em kể từ khi ăn dặm đã cần bổ sung nước và lượng nước sẽ tăng dần theo độ tuổi. Theo khuyến cáo, trẻ từ 1 - 3 tuổi cần hấp thụ vào cơ thể 1.300 ml nước mỗi ngày. Trong đó bao gồm 900 ml nước uống và 400 ml còn lại từ thực phẩm.
Tìm hiểu thêm: Cung cấp nước uống cho trẻ nhỏ như thế nào là đúng cách?
Trên đây là một số cách tăng sức đề kháng cho bé đơn giản và hiệu quả mà quý phụ huynh có thể áp dụng cho con yêu của mình. Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết chế độ sinh hoạt như thế nào và ăn gì để tăng sức đề kháng cho bé.
Tham khảo thêm: