Sức đề kháng đóng vai trò như một bức tường thành bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại từ môi trường. Sở hữu một sức đề kháng tốt, bạn sẽ luôn khỏe mạnh, tươi trẻ và lạc quan. Đối với người lớn, đặc biệt khi tuổi càng cao thì sức đề kháng tự nhiên sẽ cảm giảm dần. Vì thế, tìm hiểu và áp dụng những cách để tăng sức đề kháng cho người lớn sẽ giúp bạn luôn duy trì một sức khỏe tốt với thời gian.
Để tăng sức đề kháng cho người lớn dù là ở độ tuổi nào thì đều có 04 yếu tố cần chú ý. Đó là: lượng nước uống, chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và vận động. Kết hợp đầy đủ và hiệu quả các yếu tố này, bạn sẽ luôn có một sức khỏe tốt, ít bệnh tật và luôn tràn đầy sức sống.
Mục lục bài viết
1. Uống nhiều nước
Nước không chỉ là nguồn cung cấp sự sống cho mọi vật trên Trái Đất mà còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Nước cung cấp các khoáng chất và vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cho các tế bào để nuôi sống cơ thể. Không những thế, nước còn là trung gian đào thải độc tố, các chất cặn bã mà cơ thể không thể hấp thụ được qua nước tiểu và mồ hôi. Vì thế, để cơ thể luôn khỏe mạnh thì uống nhiều nước là yếu tố đầu tiên và đơn giản nhất bạn cần thực hiện. Hãy tìm hiểu cách tính lượng nước cơ thể cần mỗi ngày để tính toán lượng nước mà bạn cần uống nhằm đảm bảo không bị thừa hoặc thiếu nước, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Mỗi người có chế độ sinh hoạt, vận động và môi trường sống khác nhau nên lượng nước cần uống mỗi ngày cũng sẽ không giống nhau. Có người chỉ cần 1,5L nước nhưng cũng có người cần đến 2L hay 2,5L mới đủ để tăng sức đề kháng.
2. Ăn uống khoa học, đầy đủ chất
Một chế độ dinh dưỡng cân đối, lành mạnh sẽ giúp cơ thể luôn có đầy đủ chất, vitamin để nuôi tế bào. Mỗi ngày cần ăn đủ 3 bữa chính và 4 nhóm thực phẩm: bột đường (cơm, bún, phở, khoai,…), đạm (thịt, cá trứng, đậu,…), chất béo (dầu, mỡ), vitamin và khoáng chất (rau xanh, trái cây). Trong đó, nói đến ăn gì để tăng sức đề kháng thì phải đặc biệt chú ý đến chất đạm và vitamin, khoáng chất.
- Đạm: Với một người trưởng thành, mỗi bữa chính cần tối thiểu 50 - 70g thịt hoặc 70 - 90g cá hay tôm, 1 - 2 quả trứng, 1 miếng đậu hũ,….Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm 1 - 3 ly sữa mỗi ngày. Rất nhiều thực phẩm giàu đạm cũng là nguồn cung vitamin, khoáng chất dồi dào, tốt cho hệ miễn dịch như: thịt, gan, trứng, cá, hàu, huyết,….
- Vitamin C: Là loại vitamin quan trọng nhất để tăng cường sức đề kháng, giúp hệ miễn dịch luôn hoạt động hiệu quả. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh (cải, súp lơ, ớt chuông) và hoa quả (cam, chanh, bưởi, ổi, quýt,…). Nhiều người cũng có thói quen uống bổ sung vitamin C hàng ngày để tăng sức đề kháng. Đây cũng là một giải pháp tốt nhưng cần lưu ý người trường thành chỉ cần nạp 100 mg vitamin C / ngày. Nếu đang bệnh, có thể dùng liều cao 500 mg trong thời gian ngắn hoặc tối đa 1000 mg. Sau 3 - 5 ngày nạp vitamin C thì cơ thể mới sản sinh đề kháng nên bạn hãy bổ sung vitamin C hàng ngày như là một cách để duy trì miễn dịch cho cơ thể.
Song song đó, cũng cần bổ sung thêm chất xơ và các lợi khuẩn tốt cho đường ruột để hệ tiêu hóa được khỏe mạnh. Một người có hệ tiêu hóa hoạt động tốt thì cũng sẽ luôn khỏe mạnh và ngược lại. Vì chỉ khi hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả thì cơ thể mới nạp được đầy đủ các chất dinh dưỡng bạn ăn vào mỗi ngày. Dấu hiệu chứng tỏ hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề là thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy. Nếu lâu ngày không khắc phục còn có thể dẫn đến bệnh trĩ. Những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa bao gồm: rau xanh, sữa chua, men vi sinh, đu đủ, chuối,….
Tìm hiểu thêm: Các loại thực phẩm phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả
3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Chế độ sinh hoạt là vấn đề tiếp theo cần lưu ý trong việc tăng sức đề kháng cho người lớn tuổi và người trưởng thành. Khi tuổi tác càng cao, thời gian ngủ sẽ càng rút ngắn nhưng phải đảm bảo ít nhất đủ 7 - 8 giờ mỗi ngày. Đặc biệt, nên ngủ sớm trước 22 giờ để đảm bào có giấc ngủ sâu từ 23 giờ đến 3 giờ sáng vì đây là thời điểm các cơ quan nghỉ ngơi và đào thải độc tố. Bên cạnh đó, hãy luôn giữ tinh thần vui vẻ, chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng stress. Khi căng thẳng, nồng độ hormone testosterone và estrogen bị suy giảm, ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.
4. Tập thể dục
Vận động giúp cơ thể lưu thông khí huyết, tiêu hao calo. Với người trẻ tuổi và người béo phì, nên vận động cường độ mạnh tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Nếu không thể luyện tập với cường độ cao, hãy cố gắng duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng 15 - 20 phút mỗi buổi sáng, đặc biệt là với người cao tuổi. Có thể thực hiện các động tác đơn giản như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga,…tại nhà. Luyện tập thể dục đều độ không chỉ là cách tăng sức đề kháng cho người lớn mà còn là bí quyết phòng tránh các bệnh xương khớp về già.
Với những thông tin VnNews24h chia sẻ trên đây, hi vọng bạn đã biết cách tăng sức đề kháng cho người lớn tuổi và người trưởng thành như thế nào hiệu quả. Qua đó, chú ý hơn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để duy trì một sức khỏe tốt, tránh bệnh tật.