Ủ cà phê sau khi rang thế nào cho ngon?

Rất nhiều người Việt thường có thói quen dùng cà phê mỗi ngày để nạp thêm năng lượng hoặc đơn giản chỉ vì sự thơm ngon của thức uống này. Để có được một tách cà phê thơm ngon, chuẩn vị thì cần phải trải qua rất nhiều quá trình. Trong đó, ủ cà phê được xem là một bước vô cùng quan trọng. Nếu bạn cũng quan tâm đến thức uống này và không biết ủ cà phê sau khi rang thế nào cho ngon, hãy cùng tham khảo qua những chia sẻ dưới đây của VnNews24h.
 

Ủ cà phê sau khi rang thế nào cho ngon?
 

Để chế biến được một tách cà phê ngon thì cần phải: Chọn những hạt cà phê được rang xay và ủ đúng quy trình; Thực hiện bước pha chế đúng cách và cuối cùng là Chọn loại phin cà phê chất lượng. Trong đó, rang xay và ủ được xem là bước quan trọng đầu tiên quyết định nên chất lượng ly cà phê. Quá trình này đòi hỏi cà phê phải được ủ trước khi rang (lúc còn tươi) và cả sau khi rang khô. Vậy ủ cà phê đúng cách như thế nào?

Cách ủ cà phê trước khi rang

Sau khi cà phê đã chín đỏ trên cây thì sẽ được thu hoạch và chế biến. Có hai cách để chế biến cà phê là: Chế biến khô và Chế biến ướt. Với chế biến khô, sau khi thu hoạch, người ta sẽ đổ cà phê ra sân phơi lớn và dùng các dụng cụ chuyên dụng để đảo cà phê cho đến khi đạt độ khô nhất định thì tiến hành xay bỏ vỏ để lấy nhân rồi đem rang xay. Đối với chế biến ướt, cà phê sau khi thu hoạch sẽ được loại bỏ vỏ và tiến hành ủ lên men. Sau đó là bước rang xay và ủ thêm một lần nữa.
 

Cách ủ cafe ngon
 

Cách ủ cà phê trước khi rang là cho cà phê vào một chum lớn, ủ trong 30 ngày. Việc này giúp cà phê sau khi rang sẽ cho màu cánh gián đẹp mắt và giữ được hương vị ổn định.

Cách ủ cà phê sau khi rang

Sau khi rang, cà phê cũng cần được ủ trong chum hoặc bồn để giữ được hương vị. Vì cà phê sau khi rang nếu tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng.
 

Cách ủ cafe thơm ngon
 

Ngoài ra, để có được một tách cà phê thơm ngon đúng vị thì trong quá trình pha chế, bột cà phê trong phin cũng cần được ủ theo cách sau:

- Trước tiên, cho lượng bột cà phê vừa đủ vào phin.

- Tiếp theo, đổ nước sôi khoảng 90 - 95 độ vào phin sao cho đủ thấm ướt bột cà phê.

- Ủ bột cà phê trong khoảng 3 - 5 phút với phin nhỏ và 10 phút với phin lớn.

- Cuối cùng là chế thêm nước (bằng khoảng 2/3 phin) để tạo ra ly cafe thơm ngon, hấp dẫn.
 

Ủ cafe bao lâu?
 

Trên đây là một số thông tin về quá trình sơ chế hạt cà phê mà VnNews24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng qua bài viết này, các bạn đã biết cách ủ cà phê sau khi rang và trước khi rang như thế nào để có được những tách cà phê thơm ngon, chất lượng nhất.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn quy trình rang cà phê thơm ngon

Tin tức khác

8 bước lập kế hoạch bán hàng đột phá để thay đổi cuộc chơi

8 bước lập kế hoạch bán hàng đột phá để thay đổi cuộc chơi

Một bản kế hoạch bán hàng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
Khảo sát thị trường là gì? Các loại hình khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là gì? Các loại hình khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là một trong những công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi và xu hướng của khách hàng.
Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Khám phá những cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ sẽ giúp bạn nhập được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng để kinh doanh kiếm lời.
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Xem tất cả