Tìm hiểu về đá muối Himalaya

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm làm từ đá muối Himalaya như: muối ăn, đèn đá muối, giường đá muối, đá muối massage, đá muối tắm,...được cung cấp. Những sản phẩm này được quảng cáo là mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe cũng như các lĩnh vực trong đời sống của con người. Tuy nhiên đá muối Himalaya là gì? Có nguồn gốc và thành phần như thế nào là những vấn đề mà không phải ai cũng biết.
 

Tìm hiểu về đá muối Himalaya
 

Đá muối Himalaya là gì và có nguồn gốc từ đâu?

Đá muối Himalaya được xem là báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Nằm sâu dưới lớp nham thạch và băng tuyết lạnh giá dưới chân núi Himalaya hùng vĩ nên đá muối Himalaya không bị ảnh hưởng bởi các chất công nghiệp độc hại và hoàn toàn tinh khiết. Hiện nay, đá muối Himalaya được khai thác để chế tác, sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau, ứng dụng trong các lĩnh vực như: chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, ẩm thực, xây dựng,....Loại đá muối này được khai thác chủ yếu tại mỏ muối Khewra hay còn gọi là mỏ muối Mayo (mỏ muối lớn thứ 2 thế giới). Mỏ muối này nằm ở quận Jhelum, Punjab thuộc Pakistan cách dãy núi Himalaya khoảng 300km.

Về nguồn gốc, đá muối Himalaya được hình thành sau cơn đại hồng thủy cách đây khoảng 250 triệu năm về trước. Dưới tác động của cơn địa chấn, mạch nước ngầm bị phá vỡ đồng thời tạo áp lực cho núi lửa phun trào dữ dội. Từ đây một số vùng được nâng lên thành núi, một số khác thì bị vùi lấp. Những vùng biển bị vùi lấp dưới tác động của nhiệt độ cao đã tạo thành những hang đá muối. Sau nhiều năm tích tụ, những hang đá muối này trở thành báu vật vô giá.
 

Tìm hiểu về đá muối Himalaya
 

Thành phần của đá muối Himalaya

Khi các sản phẩm làm từ đá muối Himalaya trở nên phổ biến thì năm 2003, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Bayerisches Landesamt für Gesundheit und Lebensmittelsicherheit đã phân tích 15 mẫu vật của các loại muối Himalaya được bán ở Đức và phát hiện trong loại đá này có chứa những phần chính như sau: 0,01% nước; 0,70% giải pháp vật liệu không chứa nước; 98,54% Natri clorua; 0,14% Canxi; 0,10% Magnesium; 0,001% Sắt và 0,45% Sunfat.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học toàn cầu cũng đã thực hiện các cuộc nghiên cứu và đưa ra kết luận, đá muối Himalaya có chứa đến 84 trong tổng số 92 khoáng chất có lợi cho con người với hàm lượng khác nhau. Chẳng hạn như: Hydrogen, lithium, beryllium, carbon, nitrogen, oxygen, flouride, sodium, magnesium, alumium, silicon, phosphorus, sulfur, chlorie, potassium, calcium,....
 

Tìm hiểu về đá muối Himalaya
 

Ứng dụng của đá muối Himalaya

Sau kết luận của các nhà khoa học, đá muối Himalaya đã được khai thác để chế tác, sản xuất thành nhiều sản phẩm, ứng dụng trong những lĩnh vực như:

► Ẩm thực: Làm muối ăn, bếp nướng.

► Chăm sóc sức khỏe: Đá massage, giường massage, đá chườm gan.

► Phong thủy: Đèn đá muối.

► Làm đẹp: Muối tắm.

Trang trí xây dựng: Đồ dùng nội thất, tường đá muối.

Trên đây là những thông tin về nguồn gốc, thành phần cũng như ứng dụng của đá muối Himalaya - loại đá muối được sử dụng để chế tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, xây dựng, ẩm thực,....hiện nay mà VnNews24h muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp ích cho những người đang cần tìm hiểu về đá muối Himalaya có thêm hiểu biết để quyết định có nên mua dùng các sản phẩm làm từ loại đá muối này hay không?

Tin tức khác

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Khám phá những cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ sẽ giúp bạn nhập được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng để kinh doanh kiếm lời.
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Xem tất cả