Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi là một hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, có một điều ít ai biết đến là các loại rác thải cần được phân nhóm trước khi xử lý để đảm bảo không gây nguy hại cho môi trường. Vậy rác thải được chia làm mấy nhóm? Trong bài này, hãy cùng VnNews24h tìm hiểu về cách phân loại các nhóm rác thải.
Rác thải là những thứ mà chúng ta không còn dùng đến nữa và có nhu cầu vứt đi. Nếu xem xét một cách tổng thể thì rác thải có thể được phân thành rất nhiều dạng, dựa vào tính chất và nguồn gốc của chúng. Cụ thể như:
Mục lục bài viết
1. Phân loại nhóm rác thải theo mức độ nguy hại
- Chất thải độc hại: Bao gồm các loại chất thải có tính chất dễ cháy nổ, dễ gây nhiễm độc cho môi trường hoặc con người. Chúng bao gồm các loại như: pin, kim loại, bình đựng hóa chất, kim tiêm y tế, tivi hỏng,….
- Chất thải không độc hại: Là các loại chất thải không có khả năng gây nguy hại cho con người, cho môi trường và có thể tái chế. Ví dụ như: thức ăn thừa, túi giấy, quần áo cũ,….
2. Phân loại nhóm rác thải theo nguồn gốc phát sinh
- Chất thải sinh hoạt: Phát sinh từ các hoạt động sống của con người. Chẳng hạn như: hộp đựng thức ăn, túi nilon, chai nước,….
- Chất thải công nghiệp: Là những loại chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy. Thông thường, tất cả chất thải công nghiệp đều nguy hại và cần được xử lý trước khi xả ra môi trường.
- Chất thải y tế: Hầu hết rác thải từ hoạt động y tế đều được xem là chất thải nguy hại vì có khả năng lây nhiễm (kim tiêm, băng cầm máu,…) hoặc có chứa thành phần hóa học (thuốc đã hết hạn,…).
- Chất thải xây dựng: Được thải ra từ các hoạt động xây dựng, sơn sửa. Chẳng hạn: vôi, gạch, thạch cao,….
3. Phân loại nhóm rác thải theo nguồn
- Chất thải hữu cơ: Là các loại rác thải có khả năng tự phân hủy và có thể dùng làm phân bón. Ví dụ như: rau củ quả, thức ăn thừa, cây cỏ chết đi,….
- Chất thải vô cơ: Là nhóm chất thải khó phân hủy và cũng khó tái chế. Để tái chế nhóm rác thải này cần phải dùng đến những công nghệ tiên tiến hoặc thời gian chôn lấp rất lâu. Bao gồm: Các loại thủy tinh, gốm sứ; Các loại vỏ sò, ốc; Vật liệu xây dựng không thể tái chế được nữa;….
- Chất thải tái chế: Bao gồm những loại rác thải khó xử lý nhưng có thể tận dụng để tạo ra những sản phẩm mới. Chúng bao gồm: Các sản phẩm bằng nhựa; Tập sách cũ; Đồ dùng bằng sắt hoặc nhôm;….
- Chất thải không thể tái chế: Là các loại rác thải đã qua sử dụng mà không thể tái chế lại, cần được xử lý triệt để để không gây nguy hại cho con người, sinh vật và môi trường. Bao gồm: túi nilon, ống hút nhựa,….
Trên đây là cách phân loại rác thải trong đời sống mà VnNews24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích từ đó, hạn chế sử dụng các loại rác thải không thể tái chế để góp phần bảo vệ môi trường.