Theo American Family Physician, các tư thế của cơ thể đều gây áp lực lên cột sống. Áp lực này khác nhau tuỳ thuộc vào từng tư thế. Nếu áp lực càng cao, cột sống càng bị nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Lâu dần sẽ dẫn đến các bệnh về cột sống đặc biệt là các bệnh về đĩa đệm.
Mục lục bài viết
Hiểu thêm về cột sống trong cơ thể con người
Đĩa đệm cột sống là gì?
Cột sống cơ thể người gồm 33 đốt sống. Nằm giữa hai khe đốt sống chính là đĩa đệm. Đĩa đệm có cấu trúc dạng thớ sợi xếp thành một vòng tròn kín, bên trong chứa nhân keo hay còn gọi là nhân tuỷ (gelatin). Nhờ khả năng đàn hồi, đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giảm xóc, giúp bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương.
Áp lực lên đĩa đệm cột sống theo các tư thế
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra bảng áp lực tác dụng lên cột sống và đĩa đệm cột sống theo các tư thế phổ biến, cụ thể:
Từ bảng trên, có thể thấy nếu nằm ngửa sẽ gây ít áp lực lên đĩa đệm nhất (25kg). Ngồi cúi người về phía trước với hai chân đặt vuông góc sẽ khiến áp lực này lên tới 200kg. Ở tư thế cúi người về phía trước với hai chân co về phía sau, con số này thậm chí tăng lên tới 275kg. Đây cũng là hai tư thế thường thấy ở những người làm văn phòng.Theo bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Trưởng đơn vị Nội Cơ Xương Khớp, bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, những người làm việc ở công sở mặc dù không phải lao động nặng nhọc nhưng do tính chất công việc, họ phải ngồi liên tục từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày. VIệc ngồi lâu hay ngồi không đúng tư thế sẽ tác dụng lên đĩa đệm cột sống một áp lực bằng khoảng 5 lần trọng lượng cơ thể. Điều này tương đương với việc cơ thể phải nâng một vật nặng khoảng 275kg liên tục trong cùng một khoảng thời gian.
Những thói quen có hại cho cột sống và đĩa đệm cột sống
Bác sĩ Paul D’Alfonso, Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ Thần kinh Cột sống Maple Healthcare đưa ra 5 thói quen phổ biến khiến bệnh nhân gặp phải những vấn đề về cột sống. Cụ thể:
Ngồi không đúng tư thế
Ở Việt Nam, mọi người thường không coi trọng các ảnh hưởng tiêu cực lên cột sống do tư thế ngồi không đúng. Nhiều người thường có thói quen ngồi lâu một chỗ trước máy tính, tivi, ngồi chúi về phía trước,... Điều này sẽ gây ra rất nhiều áp lực lên cột sống. Về lâu dài sẽ khiến cho quá trình thoái hoá cột sống diễn ra nhanh hơn hoặc gây một số tổn thương đến đĩa đệm cột sống khiến cho cơ thể bị một số các bệnh liên quan đến cột sống.
Nâng vác vật nặng không đúng kỹ thuật
Theo như bảng áp lực tác dụng lên đĩa đệm cột sống theo từng tư thế có thể thấy, việc đứng thẳng, cúi người và nâng vật nặng sẽ tác dụng lên cột sống một áp lực tới 210kg. Ngoài ra, các khớp và cơ bắp cũng phải chịu một lực căng rất lớn. Do đó, các bạn nên áp dụng phương pháp nâng vật nặng được các bác sĩ đưa ra như sau: Đến gần đồ vật cần nâng đỡ, hạ thấp đầu gối và sử dụng chân để chịu trọng lượng vật cần nâng. Cầm chắc đồ vật và giữ sát với cơ thể, dùng cơ bụng đỡ cột sống lưng. Nâng vật một cách dứt khoát, không xoay người đột ngột trong khi nâng. Lưu ý luôn giữ cho đường cong sống lưng được tự nhiên, co gối và dùng cơ chân để nâng hoặc hạ vật nặng.
Ít vận động
Việc tập luyện thể dục thường xuyên và đúng cách là rất quan trọng để cải thiện những vấn đề về sức khoẻ liên quan đến cột sống như lồi đĩa đệm, viêm khớp, gai cột sống,... Thực hiện các bài tập thể dục hoặc vận động và rèn luyện đúng cách sẽ khiến cho các cơ, khớp trở nên chắc khoẻ, không còn bị căng cứng và giảm nguy cơ xảy ra các cơn đau mãn tính.
Sử dụng các chất kích thích
Chất nicotin có trong thuốc lá và một số loại thuốc kích thích làm hạn chế khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của đĩa đệm, cản trở sự vận chuyển chất dinh dưỡng đến các khớp và cơ. Điều này sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hoá đĩa đệm, gây ảnh hưởng xấu đến cột sống. Uống rượu bia là một trong những nguyên nhân chính gây tăng cân, tích mỡ bụng. Việc tăng cân cũng tạo nhiều áp lực lên cột sống hơn, khiến cho các xương, khớp cột sống mất tính dẻo dai và linh hoạt.
Không đi khám định kỳ
Nhiều bệnh nhân thường ngại hoặc bận việc nên không có thói quen đi khám định kỳ. Điều này theo bác sĩ Paul là rất đáng tiếc. Vì có khá nhiều bệnh, trong đó có các bệnh về cột sống, sẽ dễ điều trị hơn và khả năng khỏi bệnh cao hơn nếu được phát hiện sớm. Ông cũng khuyên những người bị đau lưng nên đến gặp các chuyên gia về thần kinh cột sống càng sớm càng tốt. Việc phát hiện ra các căn bệnh về cột sống từ sớm sẽ tránh được các rủi ro và nguy cơ phải phẫu thuật.
Trên đây là những điều chúng tôi muốn lưu ý các bạn về những thói quen có thể gây hại đến cột sống và gây ra những hậu quả khó lường. Hy vọng sau khi đọc xong, các bạn đã có thể biết được thói quen nào tốt và thói quen nào xấu để chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình tốt hơn.