Những hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới

Ngoài việc phát triển những vũ khí tấn công có độ chính xác cao, tầm xa, sức huỷ diệt lớn, 2 cường quốc quân sự trên thế giới còn phát triển cả hệ thống phòng thủ tương ứng. 
 

Hệ thống tên lửa S-300 của Nga
 

Những hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300
 

S-300 là các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa do Tập đoàn Công nghiệp Vũ khí Almaz của Nga sản xuất dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên. Hệ thống S-300 được phát triển cho Lực lượng phòng không Liên Xô nhằm đánh chặn máy bay và tên lửa hành trình của đối phương. Mỗi phiên bản S-300 mới lại có tính năng riêng biệt.

S-300V được tạo ra từ S-300 nhưng do tập đoàn Antey chế tạo nên còn gọi là Antey - 300. S-300V là hệ thống phòng không thứ 3 của quân đội Nga, được chế tạo để chống lại các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay chiến thuật. Hệ thống phòng thủ này dùng tên lửa Gladiator với tầm bắn hiệu quả tối đa 75km, tên lửa Giant có thể nhắm trúng mục tiêu cách xa 100km và độ cao 32km. S-300V cũng có hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo (ABM) riêng biệt - radar mạng phase 9S19 HIGH SCREEN. 
 

Những hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300VM
 

S-300VM là phiên bản nâng cấp của S-300V, còn gọi là Antey-2500. Đây là hệ thống ABM mới của Nga, được thiết kế để diệt mục tiêu là các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn, tên lửa hành trình và tên lửa phóng từ không gian, máy bay chiến thuật và chiến lược cũng như vũ khí điều khiển chính xác. S-300VM sử dụng tên lửa 9M82M và 9M83M mới có tầm bắn xa, khả năng cơ động. Với trạm radar gồm các radar thám sát 9S15M2, 9S15MT2E hay 9S15MV2E, radar giám sát khu vực 9S19ME, radar dẫn đường 9S32ME, S-300VM có khả năng tiêu diệt hiệu quả các loại tên lửa đạn đạo tốc độ cao, tiết diện nhỏ.
 

Những hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới

Hệ thống phòng thủ S-300PMU-1
 

S-300PMU-1 được giới thiệu năm 1999 và lần đầu tiên đưa ra nhiều kiểu tên lửa trên một hệ thống duy nhất. Ngoài các tên lửa 5V55R, 48N6E và 48N6E2, S-300PMU-1 có thể sử dụng hai loại tên lửa mới, 9M96E1 và 9M96E2. Cả hai đều nhỏ hơn các tên lửa trước đó, ở mức 330 và 420 kg (728 và 926 lb) và mang theo đầu đạn nhỏ hơn, chỉ 24 kg (53 lb). 9M96E1 có tầm chiến đấu 1–40 km (1-25 dặm) và 9M96E2 là 1–120 km (1-75 dặm). Chúng vẫn mang 4 tên lửa 48N6E và 48N6E2 trên mỗi TEL, và do có kích thước nhỏ hơn nên mỗi xe phóng có thể mang tới 16 tên lửa nếu dùng loại 9M96E1 hoặc 9M96E2.
 

Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao THAAD của Mỹ
 

Những hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới
 

Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) được chế tạo để bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Dự án được thực hiện với sự hợp tác của các tập đoàn Raytheon, Boeing, Aeroject, Rocketdyne, Honeywell, BAE Systems, Milton CAT và Lockheed Martin là nhà thầu chính. Năm 2008, THAAD chính thức đi vào phục vụ trong quân đội Mỹ.

THAAD gồm 4 xe phóng mang tên lửa (8 ống phóng/xe), radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hoả lực AN/TPY - 2 cùng một xe trung tâm điều khiển di động và 2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC. Trong đó, AN/TPY - 2 là radar mạng pha hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện các mối đe doạ từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung trong cự ly 1.000m. Khi chiến đấu, AN/TPY - 2 sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện mục tiêu, nó cũng có thể thu thập thông tin từ các hệ thống radar phòng thủ tên lửa khác. Sau đó, hệ thống dữ liệu chiến đấu sẽ tính toán các thông số và mục tiêu và kích hoạt tên lửa đánh chặn. Tên lửa này có khả năng hoạt động tốt ở cự ly 150-200km, tầm cao 25km.
 

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400
 

Những hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới
 

S-400 có khả năng bắn hạ tất cả các mục tiêu trên không, từ máy bay chiến lược, chiến thuật, trinh sát,... tới các loại tên lửa đạn đạo tầm trung, chiến thuật,... từ khoảng cách 400km, độ cao 30km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800m/s. Đặc biệt, S-400 có thể đánh chặn những tên lửa chiến lược có tầm bắn 3.500km, tức là gấp 3 lần Patriot của Mỹ. Ngoài ra, S-400 còn vượt trội hơn một số hệ thống phòng thủ tên lửa khác trên thế giới về khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách tối đa 600km. Cùng một lúc, S-400 có thể theo dõi 300 mục tiêu, bắn hạ đồng thời 32 mục tiêu và dẫn đường cho 72 tên lửa.

Bên cạnh đó, S-400 cũng có khả năng tiêu diệt mục tiêu chỉ bay cách mặt đất 10m cho đến độ cao nhất 27km. Còn tên lửa dẫn đường có thể bắn hạ mục tiêu trong phạm vi 2-27km. Thời gian để triển khai tổ hợp chỉ là 5 phút, ngắn nhất trong số tất cả các hệ thống cùng chức năng trên thế giới.
 

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 
 

Những hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới
 

Là phiên bản chất lượng cao của S-400, S-500 có khả năng đánh chặn cùng lúc 10 tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn 3.500km. Hệ thống này cũng đứng đầu thế giới về độ cao và tốc độ đánh chặn. S-500 có khả năng bắn hạ các mục tiêu bay cao tới 40km với vận tốc 7km/s. Với khả năng này, nó có thể hạ bất cứ chiến đấu cơ siêu thanh nào trên thế giới hiện này. Ngoài ra nó cũng có khả năng đánh chặn tất cả các loại tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm ngắn cấp chiến dịch, chiến thuật, tên lửa hành trình siêu âm.

Đối với nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo, với tầm bắn khoảng 500-600 km, S-500 đủ năng lực theo dõi 5-20 mục tiêu đạn đạo cùng lúc và đánh chặn đồng thời 5-10 tên lửa đang lao đến với tốc độ siêu thanh (5 -7 km/s) ở giai đoạn cuối hoặc giữa hành trình. Ngoài ra, S-500 còn được phát triển để bắn hạ được những thiết bị vệ tinh ở quỹ đạo thấp của Trái Đất, cũng như các mục tiêu trong không gian nhằm đối phó với vũ khí vũ trụ của Mỹ.
 

Hệ thống chống tên lửa đạn đạo Patriot của Mỹ
 

Những hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới
 

Patriot Advanced Capability, thường được gọi là Patriot, là hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tầm cao và tầm trung của Mỹ. Hệ thống phòng không Patriot gồm trạm chỉ huy, radar chức năng AN/MPQ-53, bệ phóng, tên lửa phòng không MIM104, trạm nguồn năng lượng, thiết bị kết nối thông tin. Xe chỉ huy là nơi điều khiển, kiểm soát mọi hoạt động, khả năng tác chiến của toàn bộ tổ hợp. Tên lửa MIM104 có phạm vi bắn lên tới 80km với mục tiêu ở độ cao tối đa 20km. Patriot sử dụng radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực tích hợp AN/MPQ-53/65. Đây là một radar quét mạng pha điện tử bị động. Mảng ăngten của radar có thể phát đi 5.000 chùm tia/giây, ngoài ra còn có hệ thống nhận dạng "bạn -thù" IFF cùng một hệ thống phụ để giảm sự ảnh hưởng của các biện pháp gây nhiễu đến hoạt động của radar. Radar AN/MPQ-53 của Patriot có phạm vi quét 100km với khả năng phát hiện và theo dõi khoảng 125 mục tiêu, phát hiện mục tiêu có vận tốc đối đa là 2,2km/giây. Ưu thế nổi bật của Patriot là công nghệ dẫn đường hiện đại, vô cùng uy lực. Nhiều đồng minh của Mỹ đã mua lại hệ thống phòng thủ này, bao gồm Nhật Bản, Israel, Đức…

Tin tức khác

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Xem tất cả