Đề kháng là lá chắn bảo vệ cơ thể chúng ta trước những tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài. Sức đề kháng mạnh hay yếu sẽ tùy thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của mỗi người. Riêng đối với trẻ sơ sinh, đề kháng của bé sẽ phụ thuộc vào người mẹ. Tuy nhiên, sau 06 tháng đầu đời, đề kháng tự nhiên này sẽ dần biến mất. Thay vào đó, cơ thể bé sẽ bắt đầu tự tổng hợp sức đề kháng giống như người trưởng thành. Vậy bố mẹ cần làm gì để tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi? Mời bạn cùng tham khảo những thông tin VnNews24h chia sẻ trong bài để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc bé sơ sinh hay và hữu ích.
Mục lục bài viết
Tầm quan trọng của sức đề kháng đối với trẻ sơ sinh
Sức đề kháng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ trong việc đẩy nhanh quá trình phát triển thể chất. Đối với trẻ nhỏ chưa hoàn thiện hệ miễn dịch hay hệ miễn dịch còn yếu sẽ dễ mất đi khả năng bảo vệ, khiến những vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của trẻ, gây ra nhiều loại bệnh. Có những căn bệnh tưởng chừng như chỉ đơn giản nhưng với bé sơ sinh có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng như: viêm da, viêm đường hô hấp, tiêu chảy,….
Cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
Đề kháng của bé sơ sinh phụ thuộc chủ yếu vào thực phẩm hàng ngày của trẻ và chế độ ngủ, sinh hoạt. Bố mẹ cần biết cách chăm con đúng và khoa học để tăng cường đề kháng cho con. Chẳng hạn như:
1. Cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.Theo nghiên cứu, những bé được bú sữa mẹ từ lúc chào đời đến 2 tuổi sẽ cứng cáp, phát triển tốt hơn trẻ uống sữa công thức hoàn toàn hoặc dứt sữa mẹ sớm. Để nâng cao chất lượng sữa cũng như có đủ sữa cho con, mẹ cần chú ý ăn uống đầy đủ chất, ngủ đủ giấc, luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
2. Chú ý chế độ ăn dặm của trẻ
Khi bé được 6 - 7 tháng tuổi, sữa mẹ sẽ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho con. Vì thế, bạn cần tập cho bé ăn dặm và chú ý đảm bảo chế độ ăn, chất lượng bữa ăn. Hãy tập cho bé làm quen với các món ăn có mùi vị giống sữa mẹ và những món loãng trước để tránh gây hại đến hệ tiêu hóa của con. Bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ không bị thiếu hụt dưỡng chất.
3. Bổ sung nước cho con
Từ lúc bắt đầu ăn dặm, con cũng cần được bổ sung nước để hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất và bài tiết độc tố. Tùy vào độ tuổi, từng giai đoạn mà lượng nước nạp vào sẽ khác nhau. Bạn cần tìm hiểu về cách cung cấp nước uống cho trẻ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập cho bé uống nước lọc.
Có thể bạn quan tâm: Có nên cho bé sơ sinh uống nước ép trái cây?
4. Bổ sung vitamin cho trẻ
Khi bé còn nhỏ, cơ thể chưa tự tổng hợp được vitamin và lượng thực phẩm nạp vào cũng còn hạn chế nên việc bổ sung thêm vitamin bằng cách tiêm hoặc uống cũng và giải pháp bố mẹ có thể cân nhắc. Trong đó, vitamin C là chất đặc biệt quan trọng trong quá trình tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Thông thường, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng cần bổ sung 25mg vitamin C / ngày, trẻ trên 6 tháng cần khoảng 30 mg / ngày.
5. Cho trẻ ngủ đủ giấc
Trẻ sơ sinh có nhu cầu ngủ đặc biệt cao hơn người trưởng thành bởi trẻ chưa quen với môi trường, ánh sáng bên ngoài. Đồng thời, ngủ cũng là lúc cơ thể bé phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Mỗi độ tuổi, bé sẽ có thời gian ngủ trung bình khác nhau:
- Trẻ từ 1 - 4 tuần: Khoảng 15 - 18 giờ mỗi ngày, mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 2 - 4 giờ và có xu hướng ngủ cả ngày, đêm.
- Trẻ từ 1 - 4 tháng: Cần ngủ từ 14 - 15 tiếng mỗi ngày. Khi trẻ được từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ thường ngủ ít đi một chút. Tuy nhiên, thời gian ngủ lại dài hơn và kéo dài từ 4 - 6 tiếng, thường có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.
- Trẻ từ 4 -12 tháng: Ở giai đoạn này, lý tưởng nhất là trẻ ngủ được 15 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, trong thực tế, trẻ dưới 11 tháng tuổi thường chỉ ngủ được khoảng 12 tiếng mỗi ngày.
Bố mẹ cần tập cho con có thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ để hình thành đồng hồ sinh học cho trẻ. Đồng thời, cũng cần chú ý đến chất lượng giấc ngủ của bé, tránh những tiếng ồn và ánh sáng vì chúng làm giấc ngủ trẻ không sâu, dễ thức giấc. Trong lúc bé thức, cho bé vui chơi, vận động nhẹ nhàng để giấc ngủ được sâu hơn.
6. Để trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh
Tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh giúp trẻ thích nghi dần với điều kiện bên ngoài, là tiền đề tăng sức đề kháng tự nhiên. Bố mẹ hãy cho con làm quen với nắng sau tuần đầu, kích hoạt da sinh vitamin D3, giúp phát triển xương chắc khỏe. Tiếp xúc với gió ở mức độ vừa đủ sẽ giúp bé quen dần với gió trời, bé không còn dễ bị ốm mỗi khi ra ngoài như những bé thường xuyên ở trong nhà.
7. Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch
Từ lúc sinh ra đến 1 tuổi là giai đoạn bé cần tiêm nhiều mũi vacxin nhất. Mỗi bé thường có 20 mũi vacxin cần thiết phải tiêm. Các bậc phụ huynh cần tư vấn từ bác sĩ để chọn lịch tiêm chủng phù hợp nhất cho con. Tuân thủ đúng lịch tiêm chủng sẽ giúp đạt hiệu quả phòng ngừa bệnh cao nhất.
Một số lưu ý cho trẻ khi thời tiết giao mùa
Giao mùa là thời điểm bé rất dễ mắc phải nhiểu loại bệnh. Do đó, để đề phòng bệnh cũng như tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi, bố mẹ cần chú ý những vấn đề như:
- Ủ ấm cơ thể cho bé, nhất là phần ngực và tay chân, hạn chế đưa trẻ ra ngoài khi không cần thiết.
- Tuyệt đối không để nhiệt độ cơ thể trẻ lên quá 38,5 độ. Khi bé sốt cao, hãy kịp thời hạ sốt, lấy khăn mặt mát đắp lên trán để làm dịu cơ thể và cho trẻ mặc đồ rộng, thoáng.
- Để trẻ nằm phòng mát mẻ, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm phù hợp giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.
- Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho con mặc quần áo phù hợp với thời tiết khi ra ngoài.
Trên đây là một số bí quyết giúp tăng sức đề kháng cho trẻ 3 tháng, 6 tháng và trẻ sơ sinh 1 tuổi VnNews24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn sẽ biết thêm nhiều phương pháp chăm con hay và hiệu quả.
Tham khảo thêm: