Đậu nành là một trong những loại ngũ cốc được sử dụng để chế biến thành nhiều thực phẩm như: đậu hũ, sữa đậu nành, bột đậu nành,...Không chỉ được nhiều người yêu thích vì thơm ngon, các sản phẩm được làm từ đậu nành còn được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng. Vậy đậu nành có chứa những thành phần gì và giá trị dinh dưỡng ra sao? Hãy cùng VnNews24h tìm hiểu xem hàm lượng dinh dưỡng của đậu nành như thế nào?
Mục lục bài viết
Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đậu nành
Tại các quốc gia châu Âu và châu Á, đậu nành được sử dụng như một loại thịt vì có chứa những thành phần dinh dưỡng tương tự nhau; được xem là thần dược để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho chị em phụ nữ; có giá trị to lớn khi giúp ngăn ngừa và điều trị một số loại bệnh tật như: tim mạch, rối loạn tiền mãn kinh, ung thư và loãng xương,....Hiện nay, giá trị dinh dưỡng của đậu nành vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu. Vậy đậu nành có chứa những thành phần gì và với hàm lượng ra sao mà lại mang đến nhiều giá trị như trên? Sau đây là hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đậu nành:
► Nước: Trong đậu nành có chứa khoảng 5% hàm lượng nước.
► Protein: Protein chiếm đến 38 - 47% hàm lượng dinh dưỡng có trong đậu nành. Tùy theo loại đậu nành: hạt vàng, hạt xanh, hạt đen, hạt rốn nây, hạt rốn trắng,...mà hàm lượng protein có trong đậu nành sẽ khác nhau.
► Chất béo: chất béo chiếm khoảng 18% trọng lượng của hạt đậu nành khô. Những chất béo có chứa trong đậu nành chủ yếu là axit béo bão hòa đơn và một lượng nhỏ chất béo bão hòa. Trong đó, axit linoleic chiếm khoảng 50% tổng hàm lượng chất béo.
► Đường: Đậu nành là thực phẩm có chứa rất ít đường. Chính vì vậy các bác sĩ thường khuyên người bị tiểu đường nên ăn nhiều đậu nành. Bên cạnh đó, đậu nành còn chứa một lượng nhỏ glycemic - chất giúp kiểm soát lượng đường trong bữa ăn hiệu quả.
► Chất xơ: Đậu nành có chứa hai loại chất xơ là hòa tan và không hòa tan (chủ yếu là alpha-galactosides, stachyose và raffinose). Chất xơ trong đậu nành sẽ được lên men bằng vi khuẩn trong ruột dẫn đến hình thành các axit béo chuỗi ngắn giúp cải thiện các vấn đề về đại tràng. Bên cạnh lợi ích đó, chất xơ của đậu nành có thể làm cho các triệu chứng của bệnh ruột kích trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên chất xơ có trong đậu nành vẫn được đánh giá là lành mạnh.
► Vitamin: Trong đậu nành có chứa rất nhiều loại vitamin mang đến những công dụng tuyệt vời trong việc chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn: Vitamin K1 đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu; Vitamin B9 rất tốt cho phụ nữ mang thai và nhiều loại vitamin khác như A, B1, B2, E,…tốt cho cơ thể con người.
► Khoáng chất: Ngoài vitamin, đậu nành còn có chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: Đồng (tốt cho tim mạch); Phốt pho (khoáng chất cần thiết trong chế độ ăn uống); Mangan (giúp phát triển xương, chuyển hóa gluxit,...); Molybdenum (nguyên tố vi lượng thiết yếu);....
► Các hợp chất thực vật khác: Ngoài những thành phần trên, đậu nành còn chứa nhiều hợp chất thực vật như: Isoflavones, Axit phytic, Saponin,....
Trên đây là thông tin hàm lượng dinh dưỡng của đậu nành mà VnNews24h chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Chắc hẳn sau khi tham khảo bài viết, bạn sẽ không ngần ngại để đưa các sản phẩm đậu nành vào thực đơn ăn uống hàng ngày, giúp chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như các thành viên khác trong gia đình mình.