Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp được khá nhiều người lựa chọn để thành lập và khởi nghiệp. Công ty cổ phần có vốn điều lệ góp từ các thành phần cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức. Mỗi cổ đông sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản trong phạm vi góp vốn. Vậy công ty cổ phần sẽ hoạt động theo mô hình quản lý như thế nào? Hãy cùng VnNews24h tìm hiểu về cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần là như thế nào?
 

 

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần

Cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý của một công ty cổ phần

Như đã nói ở trên, công ty cổ phần được thành lập từ vốn góp của cổ đông là các cá nhân hoặc các tổ chức. Và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần sẽ bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát (có thể có hoặc không). Theo đó, mỗi một cơ quan đều có những quyền và nghĩa vụ khác nhau, cụ thể:

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có quyền lực cao nhất. Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả những cổ đông có quyền biểu quyết. Trường hợp cổ đông là một tổ chức, sẽ cử ra người đại diện để tham gia biểu quyết trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

► Hội đồng quản trị: Là cơ quan có quyền lực cao thứ hai sau Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị bao gồm 3 - 11 thành viên là cổ đông hoặc không phải là cổ đông. Nếu các thành viên trong hội đồng quản trị là cổ đông thì ít nhất phải có 20% là cổ đông độc lập. Cơ quan này sẽ có quyền quyết định các vấn đề về quyền lợi, chiến lược phát triển,...của công ty và không bao gồm các vấn đề do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

► Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: Là những người được Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc thuê về để làm người đại diện theo pháp luật cũng như chịu trách nhiệm cho Hội đồng quản trị trước Đại hội đồng cổ đông. Giám đốc hoặc tổng giám đốc có nhiệm vụ và nắm quyền điều hành công việc kinh doanh của công ty hàng ngày.

► Ban kiểm soát: Những công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân, tổ chức, sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì bắt buộc phải có Ban kiểm soát. Ban kiểm soát sẽ bao gồm từ 3 - 5 thành viên. Người đứng đầu cơ quan này phải là kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp, làm việc lâu năm tại công ty. Hơn một nửa thành viên của Ban kiểm soát phải thường trú ở Việt Nam.
 

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần
 

Mô hình quản lý của một công ty Cổ Phần

Như vậy cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần có thể có Ban kiểm soát hoặc không có, tùy thuộc vào số cổ đông và % cổ phần mà họ sở hữu. Mô hình quản lý cũng vì thế mà có sự khác biệt. Một công ty cổ phần có Ban kiểm soát sẽ có mô hình quản lý với công ty cổ phần không có Ban kiểm soát. Cụ thể như:

Mô hình quản lý của công ty cổ phần có trên 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần, công ty phải Ban kiểm soát.
 

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần
 

► Mô hình quản lý công ty cổ phần có ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
 

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần
 

Trên đây là cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý của công ty cổ phần mà VnNews24h muốn chia sẻ đến bạn đọc. Chắc hẳn sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết cơ cấu tổ chức 1 công ty cổ phần là như thế nào, từ đó có thêm những thông tin hữu ích khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp này để thành lập hoặc khởi nghiệp.

Tin tức khác

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Xem tất cả