Mục lục bài viết
- Chó con khi mới bắt về nhà thường nhút nhát. Chúng sợ hãi mọi thứ và chỉ dám nằm ở một góc hoặc lủi đến những chỗ không người. Bên cạnh đó nếu vừa về nhà mới mà chó con bị quát nạt hoặc bị những vật nuôi khác tấn công, tâm lý của chúng sẽ càng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, việc đầu tiên mà bạn cần chú ý khi đưa cho chó con về nhà là cho chúng làm quen với môi trường mới. Vậy cách dạy chó con mới về nhà như thế nào là tốt nhất?
- 1. Chuẩn bị không gian sống cho chó con
- 2. Cho chó làm quen với môi trường mới
- 3. Chăm sóc chó con theo một chế độ khoa học
- 4. Giới thiệu chó con với môi trường sống xung quanh
- 5. Thể hiện thái độ nghiêm khắc với chó con
- 6. Cho làm quen với các vật nuôi khác trong nhà
- 7. Giới thiệu các thành viên trong gia đình
- Trên đây là cách dạy chó con mới về nhà mà VnNews24h muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết cách để giúp những chú cún con của mình nhanh chóng hòa nhập với môi trường, làm quen với các vật nuôi cũng như các thành viên trong gia đình bạn để không còn bị nhút nhát, sợ hãi và phát triển một cách toàn diện.
Chó con khi mới bắt về nhà thường nhút nhát. Chúng sợ hãi mọi thứ và chỉ dám nằm ở một góc hoặc lủi đến những chỗ không người. Bên cạnh đó nếu vừa về nhà mới mà chó con bị quát nạt hoặc bị những vật nuôi khác tấn công, tâm lý của chúng sẽ càng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, việc đầu tiên mà bạn cần chú ý khi đưa cho chó con về nhà là cho chúng làm quen với môi trường mới. Vậy cách dạy chó con mới về nhà như thế nào là tốt nhất?
1. Chuẩn bị không gian sống cho chó con
Để chó con làm quen với môi trường mới, bạn cần chuẩn bị cho chúng một không gian sống thật thoải mái. Bạn có thể chuẩn bị cho chúng một chiếc lồng có kích cỡ vừa phải, bên trong có chỗ ngủ, ăn uống và đi vệ sinh. Bạn cũng nên tránh đặt lồng nuôi chó ở những nơi ẩm ướt hoặc có nhiều dây điện để tránh làm chúng bị nhiễm bệnh hoặc gặp phải những tai nạn đáng tiếc.
2. Cho chó làm quen với môi trường mới
Sau khi đã chuẩn bị lồng nuôi đảm bảo tiêu chuẩn, bạn sẽ thả chúng vào bên trong. Những ngày đầu còn chưa quen, chúng sẽ ngoan ngoãn nằm ở bên trong. Tuy nhiên sau khi đã cảm nhận và làm quen với mùi của nơi sống mới, chúng sẽ kêu hoặc thể hiện muốn được đưa ra ngoài. Lúc này, bạn có thể mở cửa để chúng đi ra. Tuy nhiên hãy quan sát cẩn thận để tránh trường hợp chúng bỏ trốn hoặc bị những vật nuôi khác tấn công. Trong thời gian nhốt cún con trong lòng, bạn hãy tiếp xúc và chăm sóc chúng một cách thân thiện để chúng tự tin và mạnh dạn hơn.
3. Chăm sóc chó con theo một chế độ khoa học
Trước khi đưa chó con về nhà, bạn có thể hỏi chủ cũ về thời gian cho ăn cũng như các loại thức ăn mà chúng yêu thích để không làm hại đến dạ dày. Tuy nhiên sau một thời gian, bạn hãy điều chỉnh lại nếu cảm thấy chế độ ăn cũ không khoa học. Khi bạn chủ động được thời gian cũng như loại thức ăn cho cún con, bạn cũng có thể quan sát và nắm bắt được thói quen đi vệ sinh của chúng từ đó huấn luyện chúng cách đi vệ sinh đúng nơi, đúng lúc.
4. Giới thiệu chó con với môi trường sống xung quanh
Sau một thời gian chó con bắt đầu mạnh dạn hơn, bạn nên dẫn chúng vào ngôi nhà của mình để giới thiệu cho chúng biết về môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên hãy để chúng đứng ngoài cửa 1 vài giây sau đó ra hiệu chúng bước theo bạn để vào nhà. Điều này giúp chúng hiểu ai là chủ nhân của ngôi nhà và chỉ khi được bạn cho phép, chúng mới có thể bước chân vào đây.
5. Thể hiện thái độ nghiêm khắc với chó con
Trong khi dắt chó làm quen với môi trường mới, bạn không nên cưng chiều chúng bằng những hành động ôm ấp, vuốt ve. Hãy thể hiện thái độ nghiêm khắc với chúng chẳng hạn như: quát to khi chúng có dấu hiệu đi vệ sinh tùy tiện ở đâu đó. Ngay lúc này, chúng sẽ hiểu làm như vậy là sai. Tuy nhiên bạn cũng không nên đánh đập chúng vì sẽ tạo nên sự sợ hãi. Sau này chúng sẽ trở nên nhút nhát và không dám đến gần bạn.
6. Cho làm quen với các vật nuôi khác trong nhà
Nếu như bạn có nuôi chó hoặc mèo trong nhà, hãy cho chúng làm quen với nhau. Thông thường chú chó con bạn mới mang về có thể bị những con chó to hơn hoặc những con mèo tinh ranh lâu năm trong nhà bạn bắt nạt. Và khi bị bắt nạt, chó con sẽ càng trở nên sợ hãi. Bạn hãy chú ý đến thái độ của chúng và nhanh chóng có biện pháp can thiệp, thể hiện thái độ nếu thấy có dấu hiệu xung đột xảy ra.
7. Giới thiệu các thành viên trong gia đình
Cuối cùng bạn nên cho chó con làm quen với các thành viên khác bằng cách cho chúng ngửi tay từng người 1. Mục đích của công việc này là giúp cho chó con nhận ra đây là người lạ, đâu là người quen. Bên cạnh đó bạn cũng nên đảm bảo rằng các thành viên trong gia đình mình, đặc biệt là các bạn nhỏ sẽ biết cách thể hiện sự yêu thương, âu yếm chó con một cách nhẹ nhàng để chúng không sợ hãi.