Để dễ dàng kiểm soát các loại phương tiện cũng như đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông thì Nhà nước ta đã quy định người điều khiển các loại xe oto, xe gắn máy,...phải luôn mang theo giấy đăng ký xe, bảo hiểm xe và bằng lái. Những trường hợp không có giấy phép lái xe, đặc biệt còn gây tai nạn khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định. Cùng VnNews24h tìm hiểu về quy định xử phạt hành vi không có giấy phép lái xe gây tai nạn là như thế nào?
Mục lục bài viết
Quy định xử phạt lỗi không có giấy phép lái xe
Lỗi không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 21, Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:
1. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy
► Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô trên 50cc đến dưới 175 cc và các loại xe tương tự mà:
- Không có giấy phép lái xe hoặc dùng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
- Có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia.
► Phạt tiền từ 4.000.000 đồng - 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô trên 175 cc mà:
- Không có giấy phép lái xe hạng A2 hoặc dùng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
- Có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia.
2. Đối với người điều khiển xe ô tô, xe máy kéo và xe tương tự xe ô tô
► Phạt tiền từ 4.000.000 đồng - 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, xe máy kéo hoặc các loại xe tương tự xe ô tô mà:
- Không có giấy phép lái xe theo đúng loại xe sử dụng hoặc giấy phép lái xe đã hết hạn từ 06 tháng trở lên, dùng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
- Có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia.
Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị tịch thu phương tiện trong vòng 7 ngày và tịch thu các loại giấy tờ không đúng quy định (theo điều 78, Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Trường hợp không có giấy phép lái xe gây tai nạn
Trường hợp người không có giấy phép lái xe mà gây tai nạn, bên cạnh việc bị xử lý hành chính, tịch thu phương tiện thì còn phải chịu trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
1. Trách nhiệm dân sự
Luật dân sự năm 2015 quy định: Những người có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường. Vậy trường hợp lái xe gây tai nạn, gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác thì phải bồi thường theo luật. Các khoản bồi thường cụ thể là:
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
- Tiền cấp dưỡng cho người bị thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
- Bồi thường tổn thất về tinh thần do các bên tự thỏa thuận. Nếu không thể tự thỏa thuận thì sẽ tính tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
2. Trách nhiệm hình sự
Trường hợp điều khiển phương tiện, gây hậu quả như: Làm chết người; Gây tổn hại sức khỏe cho 1 người với tỷ lệ từ 61% trở lên; Gây tổn hại sức khỏe cho 2 người với tỷ lệ từ 61% - 121% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng - dưới 500.000.000 đồng thì còn phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 260, Bộ luật hình sự 2015, sử đổi bổ sung 2017 thì các mức phạt sẽ là:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng - 100.000.000 đồng.
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạt tù từ 01 - 05 năm.
Trên đây là các quy định về việc xử phạt hành vi không có giấy phép lái xe mà đội ngũ biên tập viên VnNews24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn sẽ chú ý bổ sung thêm các loại giấy tờ cần thiết theo quy định và nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông nhằm bảo vệ tính mạng của bản thân cũng như người khác.