Đông trùng hạ thảo là một loại dược phẩm bổ dưỡng và giá trị. Tuy nhiên, sản phẩm sau khi đã được mở bao bì mà không bảo quản đúng cách, chẳng hạn như: Để trong môi trường ẩm thấp; Tiếp xúc với không khí;…thì rất dễ bị mốc. Nếu vô tình sử dụng phần bị nhiễm nấm mốc, bạn có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc. Thế nhưng, vì đây là một loại dược phẩm quý giá và đắt tiền nên tâm lý chung mọi người sẽ không nỡ bỏ đi khi chúng bị nhiễm nấm mốc. Vậy cách xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc thế nào?
Mục lục bài viết
Nhận biết đông trùng hạ thảo bị mốc
Nấm mốc sẽ xuất hiện trên bề mặt của các loại thực phẩm khi gặp môi trường ẩm, thiếu ánh sáng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận diện đông trùng hạ thảo bị mốc qua các biểu hiện như:
- Xuất hiện các đốm trắng hoặc đen hay bất kỳ màu sắc khác thường nào trên bề mặt.
- Ngửi thấy mùi hôi mốc và không còn mùi đặc trưng ban đầu của đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo bị mốc có dùng được không?
Như vậy, có thể thấy rằng, khi đông trùng hạ thảo đã không còn được bảo quản trong môi trường hút chân không thì rất dễ bị nấm mốc. Vậy đông trùng hạ thảo bị mốc có dùng được không? Đó là thắc mắc của hầu hết mọi người.
Mốc là một dạng nấm có hại, xuất hiện trên hầu hết tất cả các loại thực phẩm khi gặp môi trường phù hợp. Chúng thường phát triển từ một điểm nhỏ rồi lan dần ra xung quanh. Do đó, tất cả các loại thực phẩm bị mốc một phần đều hoàn toàn có thể sử dụng nếu được xử lý đúng cách, kể cả đông trùng hạ thảo. Tuy nhiên, nếu sử dụng đông trùng hạ thảo bị mốc mà không được xử lý kỹ lưỡng thì nguy cơ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, ngộ độc là rất cao. Đối với các ổ mốc chỉ mới phát triển khoảng 5%, bạn hoàn toàn có thể xử lý lại và yên tâm sử dụng. Với những ổ mốc phát triển nhiều hơn 5%, tốt nhất bạn nên bỏ đi để không gặp phải các vấn đề không mong muốn.
Xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc như thế nào?
Với đông trùng hạ thảo bị mốc ít, bạn có thể xử lý lại và tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, quá trình xử lý sẽ làm giảm đi một phần dinh dưỡng của chúng. Để loại bỏ nấm mốc trên đông trùng hạ thảo, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Cắt bỏ đi những phần bị mốc nhiều.
- Bước 2: Rửa sạch đông trùng hạ thảo với nước muối có nồng độ khoảng 30%.
- Bước 3: Với đông trùng hạ thảo khô, chần 1 - 2 lần qua nước 65 độ C. Đối với dạng tươi, trần qua nước có nhiệt độ 100 độ C.
- Bước 4: Phơi khô cho đến khi độ ẩm đạt khoảng 13% thì đem đóng gói và bảo quản theo như trên hướng dẫn của sản phẩm. Ngoài ra, một mẹo nhỏ để bảo quản đông trùng hạ thảo an toàn là bạn sẽ dùng phần đầu hút của máy sấy tóc để hút hết không khí trong túi ra ngoài.
Trên đây là cách xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc mà đội ngũ biên tập viên VnNews24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết cách xử lý khi gặp trường hợp này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mà không sợ lãng phí.