Vì sao Sao Diêm Vương không còn là hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời?

Tới nửa đầu năm 2006, mọi người vẫn quan niệm Hệ Mặt Trời có 9 hành tinh. Tuy nhiên, Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU) sau khi nhóm họp đã quyết định loại Sao Diêm Vương ra khỏi danh sách các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời và định nghĩa lại thiên thể này là một hành tinh lùn.
 

Vì sao Sao Diêm Vương không còn là hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời?
 

Nguồn gốc và ý nghĩa của cái tên Sao Diêm Vương là gì?

Được phát hiện vào năm 1930 bởi Clyde Tombaugh ở Đài quan sát Lowell tại Flagstaff, Arizona, Hoa Kỳ, Sao Diêm Vương nhanh chóng được công nhận là hành tinh thứ 9 thuộc Hệ Mặt Trời. Những nhân viên ở Đài quan sát Lowell được quyền đặt tên cho hành tinh này. Và ngày 24 tháng 3 năm 1930, sau một cuộc bỏ phiếu họ đã định danh cho hành tinh là 134340 Pluto hay “Pluto” theo gợi ý của cô bé 11 tuổi Venetia Burney đang học ở Oxford. Cô bé cho rằng hành tinh lạnh lẽo và u tối này rất thích hợp trở thành nơi ở của vị thần cai quản địa ngục Pluto trong thần thoại La Mã.

Tại Nhật Bản, một tờ báo đã đề nghị phiên dịch tên của hành tinh là Minh Vương (tên gọi của Diêm Ma La Già - Chúa tể địa ngục trong Phật giáo). Trung Quốc cũng gọi tên hành tinh này là Minh Vương tinh. Tuy nhiên, khi được đưa vào Việt Nam, do trong tiếng Hán - Việt Minh Vương cũng có nghĩa là vị vua sáng suốt nên chúng ta đã sử dụng Diêm Vương (gọi tắt của Diêm Ma La Già) để thay thế. Từ đó, cái tên Diêm Vương Tinh hay Sao Diêm Vương ra đời.
 

Vì sao Sao Diêm Vương bị loại khỏi các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời?

Từ khi được phát hiện đến hơn 70 năm sau, vào nửa đầu năm 2006 mọi người vẫn công nhận là Hệ Mặt Trời có 9 hành tinh. Mặc dù hành tinh thứ 9 này có kích thước, khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với các hành tinh còn lại đồng thời quỹ đạo của nó cũng hoàn toàn khác biệt. Trong khi các hành tinh khác có quỹ đạo gần tròn và gần như nằm trên cùng một mặt phẳng thì Sao Diêm Vương lại có quỹ đạo hình elip dẹt và nằm trên một mặt phẳng khác hẳn. Khoảng cách lúc thiên thể này xa Mặt Trời nhất là 49 AU (đơn vị thiên văn, 1AU là một lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời) tuy nhiên lúc gần nhất nó lại chỉ là 30 AU, tức là gần hơn cả sao Hải Vương. Mặc dù vậy, do có quỹ đạo độc lập và to hơn nhiều so với các tiểu hành tinh đã được phát hiện nên Sao Diêm Vương vẫn được coi là một hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời trong nhiều năm.
 

Vì sao Sao Diêm Vương không còn là hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời?

Quỹ đạo của Sao Diêm Vương (Pluto) khác hẳn so với quỹ đạo các hành tinh còn lại
 

Khúc mắc bắt đầu nảy sinh khi vào đầu năm 2005, các nhà thiên văn học quan sát được Eris - Thiên thể 2003 UB313. Eris nằm cùng quỹ đạo, có kích thước tương đương và khối lượng thậm chí còn lớn hơn cả Sao Diêm Vương. Rõ ràng nếu Sao Diêm Vương là hành tinh thì Eris cũng phải là hành tinh. Đồng thời một số thiên thể có kích thước nhỏ hơn một chút cũng sẽ là hành tinh. Để giải quyết, Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU) đã tổ chức một cuộc họp ở Prague, Cộng hoà Séc vào ngày 24 tháng 8 năm 2006. Ở đây, 3.000 nhà thiên văn học đã tổ chức bỏ phiếu để quyết định xem sẽ loại Sao Diêm Vương ra khỏi danh sách hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời hay công nhận cả Eris và Ceres (tiểu hành tinh lớn nhất có kích thước gần tương đương với Sao Diêm Vương thuộc vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Mộc và Sao hoả) là hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời.

Kết quả như mọi người đã biết, Sao Diêm Vương bị loại và Hệ Mặt Trời chỉ còn lại 8 hành tinh thay vì 9 như trước kia. Ngoài ra, IAU cũng đã đưa ra quy định chung để xác định xem một thiên thể có phải là hành tinh hay không. Cụ thể:

- Có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao, hệ sao hay tàn dư sao.

- Có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn của chính nó thắng được cường độ của vật chất khiến cho thiên thể có hình dạng cân bằng thuỷ tĩnh (nguyên nhân các hành tinh có dạng cầu hoặc cận cầu).

- Chiếm ưu thế tuyệt đối về khối lượng so với các thiên thể khác trong cùng một quỹ đạo (thiên thể đó có khối lượng lớn hơn rất nhiều lần so với tổng khối lượng các thiên thể còn lại).

Như vậy, có thể thấy mặc dù Sao Diêm Vương đáp ứng được hai điều kiện đầu tiên nhưng nó lại không đáp ứng được yêu cầu thứ ba. Khối lượng của nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng khối lượng các thiên thể nằm trong cùng một quỹ đạo (cần biết rằng Trái Đất có khối lượng lớn hơn 1,7 triệu lần so với tổng khối lượng các thiên thể còn lại nằm trong cùng quỹ đạo). Hội nghị cũng đã quyết định là Sao Diêm Vương sẽ thuộc vào một nhóm mới - Hành tinh lùn.
 

Hành tinh lùn là gì?

Được đưa ra trong hội nghị ngày 24 tháng 8, hành tinh lùn là khái niệm dùng để phân loại các thiên thể trong Hệ Mặt Trời. Theo đó, một hành tinh lùn sẽ có các điều kiện sau:

- Có quỹ đạo quanh Mặt Trời.

- Có khối lượng đủ lớn để tạo nên hình dạng cân bằng thuỷ tĩnh.

- Có những vật thể khác nằm trên quỹ đạo chưa được dọn sạch

- Không phải là vệ tinh tự nhiên của một hành tinh hay các vật thể khác trong Hệ Mặt Trời.
 

Vì sao Sao Diêm Vương không còn là hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời?

Kích thước Trái Đất so với các hành tinh lùn và vệ tinh của chúng
 

Cũng trong hội nghị, IAU đã quy định mọi vật thể trong Hệ Mặt Trời sẽ được xếp vào 3 nhóm là hành tinh hành, hành tinh lùn và vật thể nhỏ trong Hệ Mặt Trời. Như vậy, trong các tiểu hành tinh trước đây, có 5 thiên thể trở thành hành tinh lùn là Sao Diêm Vương, Ceres, Eris, Makemake, Haumea. Các tiểu hành tinh còn lại trở thành vật thể nhỏ trong Hệ Mặt Trời.

Trên đây là những thông tin để lý giải nguyên nhân vì sao Sao Diêm Vương bị loại khỏi danh sách các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời đồng thời trở thành một hành tinh lùn. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, các bạn đã có thêm những kiến thức thiên văn học thú vị và hữu ích về các thiên thể trong Hệ Mặt Trời, nơi Trái Đất của chúng ta tồn tại.

Tin tức khác

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Social media là gì? Vai trò của social media với doanh nghiệp

Social media là gì? Vai trò của social media với doanh nghiệp

Social media là một công cụ hỗ trợ hoạt động tiếp thị cho phép người dùng sáng tạo, chia sẻ và tương tác với thông tin trên mạng Internet.
Xem tất cả