Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay mà bất cứ ai cũng đều có thể mắc do một số thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Loại bệnh này làm cho người mắc cảm thấy xấu hổ, tự ti và thường giấu diếm tình trạng của mình, điều này có thể làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Vậy nên, bạn cần biết được trĩ nội - trĩ ngoại là gì để có được hướng điều trị kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
Mục lục bài viết
Bệnh trĩ là bệnh gì?
Bệnh trĩ hay còn được mọi người biết đến với tên gọi dân gian là bệnh lòi dom. Tình trạng bệnh lý này diễn ra là vì phải liên tục chịu nhiều áp lực và chèn ép làm cho các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn sưng bị sưng lên. Bệnh trĩ thường phát hiện khá muộn dẫn để việc điều trị trở nên khó khăn vì hai nguyên nhân chủ yếu sau:
- Tuy bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng ban đầu vì nó không quá nặng nên nhiều người thường ít quan tâm hoặc bỏ qua.
- Biểu hiện của bệnh nằm ở vùng nhạy cảm nên nhiều bệnh nhân rất ngại đi thăm khám.
Phân loại bệnh trĩ
Dựa vào đặc điểm, vị trí hình thành búi trĩ, bệnh lý này được chia làm 3 loại khác nhau bao gồm: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ tổng hợp. Việc xác định được tình trạng bệnh sẽ giúp cho quá trình điều trị được diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn.
Trĩ nội
Đối với bệnh trĩ nội, các búi trĩ sẽ xuất hiện ở bên trong hậu môn và trực tràng. Loại bệnh này gây chảy máu nhưng ở cấp độ nhẹ sẽ không có cảm giác đau. Đến khi các búi trĩ to lên, chúng có thể lồi ra ngoài và tình trạng này thường được gọi là sa búi trĩ. Các triệu chứng của bệnh trĩ nội bao gồm:
- Đại tiện ra máu: Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ nội. Ban đầu, lượng máu có thể chỉ ít, nhỏ giọt và không gây cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, về lâu dài, lượng máu chảy ra sẽ nhiều hơn và gây cho người bệnh cảm giác choáng váng và mệt mỏi.
- Đau hậu môn: Tại vùng hậu môn sẽ có cảm giác cộm và khó chịu. Nếu ở cấp độ nhẹ, người bệnh có thể sẽ không cảm thấy đau, tuy nhiên khi bệnh chuyển biến nặng hơn sẽ gây ra các cơn đau cấp hoặc có thể là mãn tính.
- Búi trĩ sa xuống hậu môn: Với triệu chứng này, khi các búi trĩ sa xuống hậu môn có thể tự thụt vào lại và thường xảy ra khi đi đại tiện.
Bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ, ở mỗi cấp độ sẽ có những đặc điểm riêng như:
- Cấp độ 1: Lúc này búi trĩ chưa xuất hiện rõ ràng mà chỉ có máu chảy ở hậu môn lúc đi đại tiện với lượng máu khá ít.
- Cấp độ 2: Mú trong hậu môn sẽ chảy nhiều hơn, búi trĩ bắt đầu xuất hiện và sa xuống khi đi đại tiện. Lúc này người bệnh đã có cảm giác đau và có thể dễ dàng phát hiện tình trạng bệnh.
- Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn và chúng không thể tự co lên mà phải dùng tay để đẩy.
- Cấp độ 4: Búi trĩ lúc này đã phát triển quá lớn và không thể đẩy vào trong được. Khi ở cấp độ này, nhiều người bệnh thường nghĩ rằng mình bị trĩ ngoại.
Trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại thường có các búi trĩ ở dưới đường lược, nằm ngoài ống hậu môn và được bao phủ bởi một lớp da. Loại bệnh này thường gây cảm giác ngứa, khó chịu, sưng hoặc đau rát vì máu có thể ứ lại bên trong búi trĩ và tạo thành một cục máu đông. Vậy các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại là gì? Bạn có thể dựa trên mốt số dấu hiệu sau:
- Các nếp gấp ở hậu môn sưng to: Đây là triệu chứng ban đầu của bệnh trĩ ngoại do các dịch bẩn đọng lại trên hậu môn sau khi đi đại tiện.
- Nứt kẽ hậu môn: Các cục máu đông sẽ xuất hiện ở gần hậu môn, chúng trở nên sưng phồng và gây nứt kẽ hậu môn.
- Trĩ sa ra ngoài: Nếu để lâu mà không chữa trị, các búi trĩ sẽ ngày càng to hơn và sa ra ngoài gây khó chịu, chảy máu.
Cũng giống như trĩ nội, trĩ ngoại cũng có 4 cấp độ bao gồm:
- Cấp độ 1: Búi trĩ hình thành và xuất hiện ở ngoài hậu môn.
- Cấp độ 2: Búi trĩ trở nên to hơn và ngoằn ngoèo.
- Cấp độ 3: Các búi trĩ bị tắc nghẽn làm người bệnh cảm thấy đau và chảy máu.
- Cấp độ 4: Búi trĩ lúc này đã có dấu hiệu viêm và nhiễm trùng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.
Trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ tổng là tình trạng người bệnh mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại. Điều này có nghĩa là các búi trĩ vừa xuất hiện ở trong, vừa xuất hiện ở ngoài hậu môn. Loại bệnh lý này cũng có 4 cấp độ đó là:
- Cấp độ 1: Búi trĩ hình thành cảm ở trong và ngoài hậu môn, xuất hiện tình trạng chảy máu.
- Cấp độ 2: Búi trĩ nội sa ra ngoài và có thể tự thụt vào.
- Cấp độ 3: Phải dùng tay mới có thể đẩy búi trĩ nội vào. Đồng thời, lúc này búi trĩ nội và búi trĩ ngoại bắt đầu kết hợp với nhau để tạo thành búi trĩ tổng hợp.
- Cấp độ 4: Búi trĩ nội nằm hẳn ra ngoài và kết hợp với búi trĩ ngoại để tạo thành búi trĩ to dễ gây hoại tử ở vùng hậu môn.
Trên đây là một số thông tin mà đội ngũ biên tập viên VnNews24h muốn chia sẻ để bạn hiểu hơn về bệnh trĩ nội là gì và bệnh trĩ ngoại là gì. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn và phân biệt được các loại bệnh trĩ để có hướng điều trị nhanh chóng và phù hợp.