Đất là tài sản có giá trị không chỉ với cá nhân mà còn với Nhà nước. Chính vì thế, đất được xem là một loại tài sản đặc biệt và ngày càng có nhiều trường hợp tranh chấp xảy ra vì mâu thuẫn lợi ích. Hãy cùng VnNews24h tìm hiểu để rõ hơn về tranh chấp đất đai là gì và có những trường hợp nào thường xảy ra?
Mục lục bài viết
Tranh chấp đất đai là gì?
Trên thực tế, có rất nhiều loại đất đai được phân định theo mục đích sử dụng, chẳng hạn như: đất nông nghiệp, đất ở, đất đường đi, đất lâm nghiệp,….Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà các trường hợp tranh chấp đất đai vẫn liên tục xảy ra. Chính vì vậy, Nhà nước đã có những định nghĩa và quy định rõ ràng về hành vi tranh chấp đất đai.
Tại Khoản 24, Điều 3, Luật đất đai năm 2013 đã nêu rõ: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên. Theo đó, tranh chấp đất có thể xảy ra giữa hai cá nhân, cá nhân với tổ chức, tổ chức với tổ chức hoặc cá nhân, tổ chức với Nhà nước.
Những trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai
Luật đất đai năm 2013 đã phân loại tranh chấp đất đai thành những trường hợp phổ biến như sau:
Nhóm 1: Tranh chấp chủ thể có quyền sử dụng đất
Nguyên nhân dẫn đến loại tranh chấp này có thể là do Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng diện tích. Theo đó, một cá nhân đã được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất nhưng người khác cho rằng đó là không đúng. Trường hợp này thường là tranh chấp ranh giới đất liền kề, phát sinh trong quá trình sử dụng, không liên quan đến các giao dịch hay quyền thừa kế.
Nhóm 2: Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất
Bản chất của việc tranh chấp đất thuộc nhóm này là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Các trường hợp dẫn đến phát sinh loại tranh chấp này thường liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho thuê, góp vốn hay bảo lãnh quyền sử dụng đất,….
Nhóm 3: Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Loại tranh chấp này tương tự như các trường hợp tranh chấp về quyền thừa kế tài sản khác. Thường phát sinh trong quá trình phân chia hay yêu cầu được phân chia tài sản thừa kế hoặc giữa một người đã được quyền thừa kế với một người khác.
Nhóm 4: Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất
Trường hợp này có thể là tranh chấp về vấn đề ai là người có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất đó hoặc các hợp đồng liên quan đến tài sản trên đất. Tranh chấp này thường gắn liền với các tài sản như: nhà ở, các công trình trên đất, tường xây làm hàng rào, hệ thống chuồng trại chăn nuôi, nhà thờ,….
Trên đây là những thông tin về khái niệm cũng như các trường hợp tranh chấp đất đai phổ biến mà VnNews24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết tranh chấp đất đai là gì?