Trách nhiệm cần làm của mỗi người để bảo vệ môi trường

Môi trường là ngôi nhà chung của con người cũng như tất cả các sinh vật sống khác trên Trái Đất. Tuy nhiên, cùng với nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự gia tăng dân số, môi trường đang đứng trước nhiều áp lực và ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng. Môi trường bị ô nhiễm dẫn đến những hậu quả vô cùng khó lường. Vậy nên, bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách được đưa ra trong giai đoạn hiện nay. Hãy cùng VnNews24h tìm hiểu xem trách nhiệm cần làm của mỗi người để bảo vệ môi trường là gì?
 

Trách nhiệm cần làm của mỗi người để bảo vệ môi trường
 

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?

Nhiều người thường cho rằng, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước. Lý do là vì mọi hành vi, hoạt động của người dân đều tuân theo sự quản lý, chỉ đạo của các cơ quan ban ngành Nhà nước. Tiếp đó, trách nhiệm bảo vệ thuộc về những doanh nghiệp vì các chất thải làm nguồn nước, đất, không khí bị ô nhiễm đều xuất phát từ đây. Và hiện nay, Nhà nước đang tích cực hoàn thiện hệ thống Pháp luật phù hợp với thời cuộc. Đưa ra những hình phạt thích đáng, đủ sức răn đe các hành vi làm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành có liên quan cũng thường xuyên thực hiện công tác tăng cường đội ngũ kiểm tra, giám sát thường xuyên ở các khu công nghiệp, cộng đồng dân cư để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi đe dọa và gây ô nhiễm cho môi trường.
 

Trách nhiệm bảo vệ môi trường
 

Tuy nhiên, chỉ sự cố gắng từ Nhà nước và các cơ quan ban ngành không thôi là chưa đủ. Chúng ta hàng ngày cũng đều thải ra môi trường rất nhiều loại rác thải từ hoạt động sinh hoạt. Vậy nên, bản thân mỗi người cũng phải nâng cao ý thức, có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực.

Trách nhiệm của mỗi người để bảo vệ môi trường

Để bảo vệ môi trường luôn xanh sạch đẹp, chúng ta cần phải phối hợp với Nhà nước và các cơ quan ban ngành, thực hiện các biện pháp được đề ra. Bên cạnh đó, môi người cần phải nêu cao trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực như sau: 

- Tiết kiệm nước sạch và điện ở mọi nơi, từ nhà cho đến cơ quan, trường học,....

- Thay vì sử dụng điện, chúng ta có thể dùng các nguồn năng lượng khác như: gió, ánh sáng mặt trời, ánh nắng,....để giảm thiểu lượng khí độc hại thải ra ngoài môi trường do quá trình sản xuất điện.

- Phân loại rác thải trước khi vứt để tạo điều kiện cho việc xử lý, tái chế được tiến hành nhanh gọn, dễ dàng và có hiệu quả.

- Vứt rác đúng nơi quy định để không làm ô nhiễm môi trường, dễ dàng cho việc thu gom.

- Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng để giữ gìn sự đa dạng của hệ sinh thái, hạn chế thiên tai, giúp không khí luôn trong lành.

- Hạn chế sử dụng bao bì ni lông và nhựa trong sinh hoạt.

- Hạn chế sử dụng các loại phân bón, hóa chất độc hại trong nông nghiệp.

- Ngoài ra, còn rất nhiều việc làm khác mà mỗi cá nhân có thể thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường, chẳng hạn như: tiết kiệm giấy, đi bộ hoặc dùng xe đạp khi có thể, sử dụng xăng sinh học,....
 

Trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường
 

Có thể thấy để môi trường được bảo vệ một cách tốt nhất thì phải cần đến sự cố gắng của toàn xã hội. Đặc biệt nhất chính là trách nhiệm của mỗi người để bảo vệ môi trường. Hi vọng sau khi tham khảo những chia sẻ của VnNews24h, các bạn đã biết trách nhiệm bảo vệ môi trường thuộc về ai, từ đó nâng cao ý thức của chính bản thân mình.

Tin tức khác

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Xem tất cả