Tiểu đường là căn bệnh ngày càng có nhiều người ở Việt Nam mắc phải, đặc biệt là ở người trẻ. Dù không trực tiếp đe dọa tính mạng của người bệnh nhưng bệnh tiểu đường sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Hãy cùng tham khảo thông tin VnNews24h chia sẻ về bệnh tiểu đường là gì? Các dạng bệnh của tiểu đường để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Mục lục bài viết
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là hậu quả của quá trình rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin của tuyến tụy bị thiếu hoặc giảm hoạt động đối với cơ thể. Thiếu insulin làm cho lượng đường cơ thể hấp thụ không thể chuyển hóa vào các tế bào. Căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và có tính di truyền. Tuy nhiên nếu tìm hiểu rõ nguyên nhân mắc bệnh thì có thể điều trị làm giảm nguy cơ biến chứng do bệnh.
Các dạng bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường được chia thành 03 dạng chủ yếu. Cụ thể như sau:
► Tiểu đường tuýp 1: Thường phát hiện ở trẻ em và tuổi vị thành niên. Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 1 là do các tế bào tuyến tụy bị phá hủy nên không có khả năng sản xuất ra insulin. Dấu hiệu nhận biết là người bệnh thường xuyên đi tiểu, mau đói, khát, mắt mờ, sụt cân liên tục và hay mệt mỏi.
► Tiểu đường tuýp 2: Những người có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2 là người già và lứa tuổi trung niên. Nguyên nhân là do các tế bào không tiếp nhận insulin dù tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin một cách bình thường. Dấu hiệu nhận biết là sụt cân, hay khát nước, mắt mờ, dễ nhiễm trùng, vết thương lâu lành, thường xuyên mắc tiểu.
► Tiểu đường tuýp 3 (tiểu đường thai kỳ): Xuất hiện ở bà bầu, thường là ở 3 tháng giữa của thai kì. Bệnh sẽ hết sau khi sinh nhưng có nhiều nguy cơ phát triển thành tiểu đường tuýp 2 ở lần mang thai sau. Phụ nữ càng mang thai muộn càng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
Hậu quả và biến chứng của bệnh tiểu đường
1. Gặp phải các vấn đề về tim mạch
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch đau tim, đột quỵ,… ngoài ra còn dễ bị cao huyết áp và tăng mỡ trong máu.
2. Tổn thương hệ thần kinh
Lượng đường dư sẽ làm ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ nuôi dưỡng hệ thần kinh, nhất là các dây thần kinh ở chân. Từ đó người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề như: tê, ngứa, đau ở đầu ngón chân hoặc cả ngón tay, tê liệt, mất cảm giác. Ngoài ra còn gây loét bàn chân, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, rối loạn cương dương ở nam giới.
3. Làm tổn thương thận
Người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ bị suy thận cần phải chạy thận hoặc ghép thận mới có thể hồi phục do hệ thống lọc chất thải ra khỏi mạch máu được cấu tạo từ hàng triệu cụm mạch máu nhỏ bị hỏng.
4. Làm tổn thương mắt
Các mạch máu ở võng mạc bị tổn thương, dẫn đến nguy cơ bị cận, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hoặc nặng hơn là mù lòa.
5. Biến chứng ở thai kỳ
Thông thường những bà bầu mắc bệnh tiểu đường tuýp 3 khi sinh con ra đều khỏe mạnh. Nhưng nếu lượng đường huyết không được điều chỉnh thì các bà mẹ có thể gặp phải một số vấn đề như: tiền giật sản do cao huyết áp, nhiều nguy cơ phát triển thành tiểu đường tuýp 2 ở lần mang thai sau.
6. Biến chứng ở trẻ nhỏ
Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì tuyến tụy của bé sẽ phát triển, sinh ra nhiều insulin nên bé sẽ phát triển nhanh hơn bình thường và có thể mẹ phải sinh mổ. Sau khi sinh trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc béo phì. Thậm chí có thể tử vong trước hoặc sau khi sinh.
7. Một số biến chứng khác
Ngoài ra, tiểu đường còn có thể gây ra một số bệnh khác như: khiếm thính, Alzheimer ở người già,…
Hi vọng rằng sau khi tham khảo bài viết các bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về bệnh tiểu đường và các dạng bệnh của tiểu đường. Để phòng ngừa cũng như điều trị sớm nếu mắc phải bệnh tiểu đường, bạn nên đi thăm khám tổng quát thường xuyên, bảo vệ cho sức khỏe của mình.