Thoái hoá đốt sống cổ - Căn bệnh nguy hiểm ít người để ý

Nếu như trước đây, bệnh thoái hoá đốt sống cổ chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi thì ngày nay, căn bệnh này đang có xu hướng phổ biến hơn ở giới trẻ. Tuy nhiên, vẫn chưa nhiều người ý thức được hậu quả nguy hiểm nếu không chữa trị căn bệnh này kịp thời.
 

Thoái hoá đốt sống cổ - Căn bệnh nguy hiểm ít người để ý
 

Bệnh thoái hoá đốt sống cổ là gì?

Thoái hoá đốt sống cổ hay thoái hoá cột sống cổ là những tên gọi để chỉ tình trạng bệnh lý thoái hoá hệ thống xương cột sống do những nguyên nhân khác nhau. Căn bệnh này bắt đầu bằng hiện tượng hư khớp ở các màng, dây chằng và dẫn tới sự thoái hoá các đốt sống cổ gây đau và khó khăn khi vận động khu vực này. Thoái hoá đốt sống cổ là một căn bệnh khá phổ biến của xã hội. Trước đây, căn bệnh này thường chỉ xuất hiện ở những người đã qua tuổi trung niên. Hiện nay, theo thống kê có tới 33% dân số ngoài 30 tuổi có nguy cơ bị thoái hoá đốt sống cổ, trong đó có 55% là nhân viên văn phòng. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ở cả nam và nữ là như nhau.
 

Nguyên nhân gây ra thoái hoá đốt sống cổ

Ở những người trên 50 tuổi, nguyên nhân chính gây ra thoái hoá đốt sống cổ là do lão hoá. Quá trình lão hoá xảy ra khiến cho các dây chằng bị xơ cứng, tuỷ sống và dây thần kinh bị chèn do xương phát triển lệch, đĩa đệm bị co lại và khô do mất nước hoặc thoát vị đĩa đệm. Những tình trạng này khiến cho vùng xương và sụn ở cổ bị yếu dần và thoái hoá.

Ở những người còn trẻ, nguyên nhân chính gây ra thoái hoá đốt sống cổ thường là những thói quen xấu như tư thế hoạt động sai, làm việc kéo dài và ít vận động.

Bạn nên tìm hiểu: Những thói quen thường ngày gây hại cho cột sống
 

Thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ tuổi thường xảy ra với những đối tượng nào?

Làm việc với máy tính nhiều, ít vận động: Đây là nguyên nhân thường gặp ở nhân viên văn phòng. Họ cũng là một trong những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao nhất.

Làm việc đòi hỏi cúi nhiều: Nông dân (cúi lâu khi đi cày, cấy), thợ cắt tóc, nha sĩ,...

Làm việc đòi hỏi ngửa nhiều: Thợ sơn trần, thợ trát vách, diễn viên xiếc,...

- Những người ngủ không có thói quen chuyển mình, chỉ nằm ở 1 - 2 tư thế. Kê gối không phù hợp (quá cao, quá thấp, quá mềm).
 

Triệu chứng biểu hiện, dấu hiệu của căn bệnh thoái hoá đốt sống cổ là gì?

- Triệu chứng rõ ràng nhất và đặc trưng nhất của bệnh thoái hoá đốt sống cổ là mỏi cổ, khó vận động vùng cổ và bị đau khi vận động. Cơn đau lan dần xuống vai.

- Người bệnh có thể bị đau đầu, nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán hoặc đau dây thần kinh sau gáy.

- Những cơn đau kéo dài sẽ lan từ cổ xuống vai và cánh tay ở một bên hoặc hai bên. Tay yếu dần, mất cảm giác khéo léo hoặc thậm chí có thể bị liệt.

- Một số trường hợp nếu bệnh nhân nằm ngủ không đúng tư thế vào ban đêm kết hợp với gặp không khí lạnh sẽ bị cứng cổ khi thức dậy. Cứng cổ gây khó khăn trong việc đi lại, đau nhức khi ho hắt hơi. Đôi khi tình trạng này còn đi kèm với đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, không thể quay đầu sang trái hay sang phải mà phải xoay cả người,...
 

Hậu quả và biến chứng của bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Thoái hoá đốt sống cổ khiến cho cột sống và các khớp bị ảnh hưởng, biến dạng, gây sưng đau và hạn chế khả năng vận động. Căn bệnh này có thể dẫn tới các biến chứng thần kinh nguy hiểm như: Đau dây thần kinh chẩm, dây thần kinh vai, rối loạn cảm giác, rối loạn thực vật thậm chí bại liệt tứ chi. Một số biến chứng khác cũng được ghi nhận ở những bệnh nhân bị thoái hoá đốt sống cổ như: Rối loạn tuần hoàn não, hội chứng hẹp động mạch đốt sống dẫn tới thiểu năng sống nền (thiếu máu miền não sau) làm cho người bệnh ù tai, mờ mắt, chóng mặt,...
 

Phương pháp điều trị căn bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Việc cơ thể bị thoái hoá là quá trình xảy ra tất yếu theo quy luật. Do đó, không thể chữa trị khỏi mà chỉ có thể dùng các biện pháp để giảm triệu chứng và trì hoãn, làm chậm quá trình này như: Dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật. Trong đó phẫu thuật chỉ được xem xét sử dụng khi các phương pháp khác không còn tạo ra hiệu quả hoặc khi bệnh nhân cần sự can thiệp từ bên ngoài để giảm áp lực lên các dây thần kinh và tuỷ sống.

Bên cạnh các phương pháp trên, có thể kết hợp một số hình thức vận động như tập thể dục, thể thao, tập yoga để hỗ trợ trong quá trình điều trị, phòng tránh bệnh thoái hoá đốt sống cổ nói riêng và các bệnh về thoái hoá cột sống nói chung.
 

Thoái hoá đốt sống cổ - Căn bệnh nguy hiểm ít người để ý

Một số cử động cổ đơn giản sẽ giúp hạn chế căn bệnh thoái hoá đốt sống cổ
 

Các loại thực phẩm bổ sung chất nhờn như: Thịt, cá, xương ống, cà chua, ngũ cốc, sữa tươi, rau quả,... cũng góp phần giảm thiểu các bệnh thoái hoá đốt sống, xương, khớp.
 

Thoái hoá đốt sống cổ - Căn bệnh nguy hiểm ít người để ý
 

Cách phòng ngừa căn bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Thoái hoá đốt sống cổ ở giới trẻ là căn bệnh chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp. Do đó, trong và sau khi làm việc cần xoa bóp, chăm sóc kỹ càng khu vực này. Không nên làm việc quá sức, phân phối thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đồng thời hạn chế những tác động không tốt đến các đốt sống cổ như: Đột ngột bẻ cổ, cúi hoặc ngửa cổ trong thời gian dài,...

Đối với nhân viên văn phòng, đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất, cần phải chú ý không ngồi bên máy tính trong thời gian quá dài. Lúc làm việc có thể thực hiện một số động tác tập luyện đơn giản để chống mỏi cổ, căng cơ. Ghế làm việc phải có độ cao thích hợp với máy tính. Ngồi cách màn hình từ 45 - 70 cm, đặt màn hình dưới tầm mắt 10 - 20 độ và nên sử dụng màn hình tối thiểu là 17 inch trở lên để giúp các cơ không bị mỏi. Lúc ngồi giữ 2 cẳng tay thẳng và song song với nền nhà, lưng thẳng, hai vai thăng bằng. Chân đặt bằng trên mặt đất, hông - đùi tạo một góc nghiêng 100 - 120 độ.
 

Thoái hoá đốt sống cổ - Căn bệnh nguy hiểm ít người để ý
 

Khi ngủ nên thường xuyên chuyển mình, tránh nằm ở một hoặc hai tư thế quá lâu. Không nằm sấp vì tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống. Không kê gối quá cao hoặc quá thấp.

Một số lưu ý khác để phòng tránh bệnh thoái hoá đốt sống cổ:

- Chú ý thay đổi tư thế sai lệch khi ngồi hoặc nằm trong thời gian dài.

- Không nên vặn hay bẻ cổ đột ngột mỗi khi mỏi vì sẽ làm tăng quá trình thoái hoá đốt sống.

- Không nên đội những vật có khối lượng nặng ở trên đầu.

- Không cúi gập hoặc ngửa cổ quá lâu. Nếu ngồi lâu cần có điểm tựa đầu và tựa lưng.

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tập yoga và mát xa vùng cổ, lưng.

- Nên đi khám bác sĩ định kỳ và khi phát hiện thấy một số triệu chứng như đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, tứ chi bị yếu, liệt.

Trên đây là những điều cần biết về bệnh thoái hoá đốt sống cổ như thoái hoá đốt sống cổ là gì, nguyên nhân, triệu chứng biểu hiện và cách chữa trị căn bệnh này như thế nào, hậu quả và các biến chứng của bệnh ra sao nếu không được chữa trị sớm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng sau khi đọc xong các bạn đã có thể biết được sự nguy hiểm của thoái hoá đốt sống cổ để từ đó biết cách phòng ngừa cho bản thân và những người trong gia đình.

Tin tức khác

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Khám phá những cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ sẽ giúp bạn nhập được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng để kinh doanh kiếm lời.
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Xem tất cả