Theo luật bóng chuyền có mấy trọng tài trong 1 trận đấu?

Bóng chuyền là một trong những bộ môn thể thao được cả nam lẫn nữ giới yêu thích. Không chỉ là trò chơi có tính giải trí cao, bóng chuyền còn giúp cho người chơi rèn luyện thân thể cũng như sức khỏe. Hiện nay ở trong những đại hội thể thao lớn, bóng chuyền trở thành một trong những bộ môn thi đấu thu hút nhiều đội tuyển đến từ những quốc gia khác nhau tham gia. Cũng như những bộ môn thể thao khác, bóng chuyền cũng có luật riêng. Và trong một trận đấu bóng chuyền sẽ có những trọng tài, đứng vị từng vị trí và đảm nhận nhiệm vụ khác nhau. Vậy theo luật bóng chuyền có mấy trọng tài trong 1 trận đấu?
 

Theo luật bóng chuyền có bao nhiêu trọng tài trong 1 trấn đầu?
 

Một trận đấu bóng chuyền có bao nhiêu trọng tài?

Trong trận đấu bóng chuyền, nhất định phải có trọng tài để có thể nhận định, xử lý và đưa ra quyết định thắng thua cho những tình huống đi bóng của các cầu thủ trên sân. Dù bóng chuyền được tổ chức chơi theo hình thức: bóng chuyền bãi biển, bóng chuyền mini hay bóng chuyền chuyên nghiệp,…thì một trận thi đấu chính thức đều có một tổ trọng tài bao gồm 4 người như sau:

01 trọng tài thứ nhất.

► 01 trọng tài thứ hai.

► 02 trọng tài biên.

Ngoài ra trong những trận đấu lớn mang tầm cỡ quốc gia, tổ trọng tài bóng chuyền còn có thêm 02 vị trí thư ký.
 

Quyền hạn và nghĩa vụ của các trọng tài bóng chuyền trong một trấn đấu

1. Trọng tài thứ nhất

Trọng tài thứ nhất thường được bố trí ngồi hoặc đứng cách cột lưới 1 mét và tầm nhìn cao hơn mép lưới 40 - 50 cm. Trong luật trọng tài bóng chuyền thì trọng tài thứ nhất là người có quyền hạn cao nhất. Mọi quyết định trọng tài thứ nhất đưa ra đều là tuyệt đối. Quyền hạn của trọng tài thứ nhất bao gồm:

► Có quyền quyết định các lỗi của người thực hiện các tình huống bóng: phát bóng, tấn công, chạm bóng,…

► Có quyền đưa ra những quyết định không liên quan đến luật chơi như thái độ thi đấu của cầu thủ.

► Xóa bỏ quyết định của các trọng tài khác nếu thấy không hợp lý và có quyền thay đổi trọng tài.
 

Trọng tài thứ nhất trong bóng chuyền
 

Bên cạnh quyền hạn, trọng tài thứ nhất cũng phải đảm bảo thực hiện được những nghĩa vụ sau:

► Kiểm tra sân, bóng, thiết bị cũng như quá trình khởi động của các cầu thủ.

► Cho hai đội trưởng bốc thăm để dành quyền phát bóng khi bắt đầu trận đấu.

► Điều khiển và bắt lỗi chuẩn xác. Không được thổi còi khi còn nghi ngờ về lỗi.

► Trong trận đấu, mọi hiệu lệnh đưa ra phải chính xác và kịp thời.

► Mời hai đội trưởng chọn sân, bốc thăm nếu trận đấu hòa. Tuyên bố nghỉ giải lao để báo cáo kết quả rút thăm cho trọng tài thứ hai và thư ký.

► Hết trận đấu, trọng tài thứ nhất phải ký vào biên bản thi đấu.
 

2. Trọng tài thứ hai

Trọng tài thứ hai thường đứng ở phía ngoài sân bên cột lưới đối diện với vị trí của trọng tài thứ nhất. Trọng tài thứ hai là người hỗ trợ chính cho trọng tài thứ nhất và có những quyền hạn như:

► Thay thế trọng tài thứ nhất nếu họ không thể tiếp tục công việc.

► Quyết định các lỗi: xâm nhập sân đối phương và phần không gian dưới lưới, lỗi của vị trí đỡ bóng, lỗi chạm phần dưới lưới hoặc cột ăngten bên phía sân trọng tài đứng, lỗi bóng chạm vật ngoài sân, bóng chạm sân.

► Ra hiệu cho những lỗi nằm trong quyền hạn của trọng tài thứ nhất nhưng không được khẳng định hoặc kết luận thay trọng tài thứ nhất.

► Tạm ngừng trận đấu để kiểm tra thời gian và từ chối những yêu cầu không hợp lệ.

► Cho phép thay người ngoại lệ hoặc cho 3 phút hồi phục nếu vận động viên bị thương.
 

Trọng tài thứ hai trong bóng chuyền
 

Bên cạnh những quyền hạn, trọng tài thứ hai cũng phải đảm bảo làm tròn nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ của trọng tài thứ hai cụ thể như sau:

Giám sát tư cách và kiểm tra của các vận động viên của hai đội ở khu vực ngoài sân.

► Lấy phiếu báo vị trí hiệp tiếp theo từ huấn luyện viên sau khi các hiệp đấu kết thúc.

► Theo dõi việc xin hội ý cũng như thay người của các huấn luyện viên.

► Kiểm tra công việc của thư ký.

► Kiểm tra các điều kiện của mặt sân, bóng,…trong quá trình thi đấu và khi kết thúc trận đấu, trọng tài thứ hai cũng sẽ ký vào biên bản thi đấu.
 

3. Trọng tài biên

Trọng tài biên thường đứng ở vị trí cách hai góc đối của sân đấu 2m. Hai trọng tài biên sẽ được chia thành 1 vị trí theo dõi biên dọc và vị trí còn lại theo dõi biên ngang. Quyền hạn của trọng tài biên đó là bắt lỗi và xử lý những trường hợp mâu thuẫn của vận động viên.
 

Trọng tài biên trong bóng chuyền
 

Nhiệm vụ của trọng tài biên khá quan trọng vì vậy người đảm nhận vị trí này phải đảm bảo hiểu rõ luật thi đấu bóng chuyền. Trọng tài biên có nhiệm vụ ra hiệu mỗi khi phát hiện lỗi của vận động viên đồng thời theo dõi các tình huống: bóng trong sân, ngoài sân; bóng chạm tay ra ngoài; lỗi phát bóng; bóng ngoài ăngten vào sân; bóng chạm ăngten; bóng chạm vật cản và dùng hiệu cờ chỉ rõ lỗi.

Với những chia sẻ vừa rồi, chắc hẳn các bạn đã biết được có bao nhiêu trọng tài bóng chuyền trong một trận thi đấu chính thức đồng thời cũng nắm rõ vị trí, quyền hạn và nhiệm vụ của mỗi một trọng tài là gì?

Tin tức khác

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Xem tất cả