Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về ai?

Không ít trường hợp tranh chấp đất đai xảy ra phải nhờ đến sự can thiệp, giải quyết của các cơ quan Nhà nước do các bên liên quan không thể tự hòa giải. Tuy nhiên, chắc hẳn nhiều người còn chưa biết thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về ai và quy trình giải quyết tranh chấp như thế nào? Hãy cùng VnNews24h tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
 

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về ai?
 

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về ai?

Khi các đương sự trong vụ việc tranh chấp đất đai không thể tự hòa giải hoặc tìm ra phương án giải quyết thì có thể nhờ vào can thiệp của UBND có thẩm quyền, Tòa án nhân dân hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường, tùy thuộc vào từng trường hợp được quy định tại Điều 202 và 203 của Luật đất đai năm 2013 như sau:

- Khoản 2, Điều 202: Tranh chấp đất đai mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

- Khoản 1, Điều 203: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

- Khoản 2, Điều 203: Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định về tố tụng dân sự;
 

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về ai?
 

- Khoản 3, Điều 203: Nếu đương sự giải quyết tranh chấp tại UBND có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:

a) Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định về tố tụng hành chính;

b) Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định về tố tụng hành chính.
 

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai khi nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước thì sẽ được thực hiện theo trình tự sau đây:

Hòa giải tại UBND có thẩm quyền:

- Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã sẽ thẩm tra, xác minh và thu thập các tài liệu liên quan. Thời hạn hòa giải trong vòng 45 ngày kể từ khi nhận đơn.

- Tiếp theo, UBND cấp xã sẽ thành lập Hội đồng hòa giải. Cuộc họp hòa giải chỉ được diễn ra khi có mặt đầy đủ các bên liên quan. Nếu vắng một trong các bên tranh chấp vắng mặt thì xem như hòa giải không thành.

- Kết quả hòa giải được lập thành văn bản, bao gồm các yêu cầu cần có theo quy định của pháp luật. Văn bản hòa giải sẽ được gửi cho các đương sự và lưu tại UBND.

- Trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc hòa giải, các bên có quyền thay đổi ý kiến và Hội đồng sẽ họp lại để xem xét, lập văn bản hòa giải thành hoặc không thành.

- Nếu hòa giải thành và có thay đổi về hiện trạng, chủ thể sử dụng đất thì UBND sẽ gửi biên bản đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 Luật đất đai 2013. Trường hợp hòa giải không thành, UBND sẽ hướng dẫn các bên thực hiện thủ tục yêu cầu giải quyết đến các cơ quan có thẩm quyền tiếp theo.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về ai?

Giải quyết tranh chấp theo trình tự tố tụng dân sự: Hình thức này áp dụng cho các đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013.

- Cá nhân hoặc tổ chức muốn khởi kiện có thể tự mình thực hiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp.

- Người khởi kiện gửi đơn kiện và những tài liệu liên quan, thực hiện việc tạm đóng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Tòa án.

- Tòa sẽ thực hiện hòa giải bắt buộc theo quy định của pháp luật. Nếu hòa giải thành và sau 07 ngày không có sự thay đổi của các bên thì tranh chấp kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì vụ án sẽ được đưa ra xét xử.

- Các đương sự có quyền thỏa thuận các giải quyết trong quá trình diễn ra vụ án và yêu cầu kháng cáo theo trình tự.

Giải quyết tranh chấp theo trình tự hành chính: Hình thức này áp dụng cho các đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013.

- Đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì sẽ gửi đơn khiếu nại tại UBND cấp xã. Nếu không đồng ý với quyết định thì có thể khiếu nại đến UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

- Đối với tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì UBND cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của đội ngũ biên tập viên VnNews24h đã giúp các bạn biết được cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cũng như các trình tự giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật là như thế nào.

Tin tức khác

Hàng order là gì? Làm thế nào để bán hàng order lãi cao?

Hàng order là gì? Làm thế nào để bán hàng order lãi cao?

Hiểu rõ hàng order là gì và cách bán hàng order hiệu quả, lãi cao sẽ giúp bạn đạt được doanh thu ấn tượng trong việc kinh doanh.
Có 1 tỷ nên kinh doanh gì để sinh lời an toàn, nhanh chóng?

Có 1 tỷ nên kinh doanh gì để sinh lời an toàn, nhanh chóng?

1 tỷ đồng là một con số không nhỏ, đủ để bạn bắt đầu hành trình kinh doanh đầy thú vị. Vậy đâu sẽ là ý tưởng sinh lời hiệu quả số vốn này?
8 bước lập kế hoạch bán hàng đột phá để thay đổi cuộc chơi

8 bước lập kế hoạch bán hàng đột phá để thay đổi cuộc chơi

Một bản kế hoạch bán hàng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
Khảo sát thị trường là gì? Các loại hình khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là gì? Các loại hình khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là một trong những công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi và xu hướng của khách hàng.
Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Khám phá những cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ sẽ giúp bạn nhập được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng để kinh doanh kiếm lời.
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Xem tất cả