Sức mạnh quân đội Việt Nam - Chiếc khiên bảo vệ tổ quốc

Được đánh giá là lực lượng đáng nể trong khu vực và trên thế giới, năm nay sức mạnh quân sự Việt Nam đứng thứ 17 trên thế giới và thứ 2 ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.
 

Sức mạnh quân đội Việt Nam  - Chiếc khiên bảo vệ tổ quốc
 

Xếp hạng trên được đưa ra theo Chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu của trang Global Firepower (GFP). Chỉ số này đánh giá dựa vào hơn 50 chỉ số (ngoại trừ vũ khí hạt nhân), chủ yếu là dân số, diện tích, số lượng vũ khí, ngân sách,… ASEAN có 9 nước được nêu (trừ Brunei) và Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực, chỉ sau Indonesia.

Theo bảng xếp hạng GFP 2016, Việt Nam với dân số 94,3 triệu dân, hiện có 415.000 quân nhân tại ngũ và khoảng 5.040.000 quân nhân dự bị - thuộc loại lớn nhất thế giới. Ngân sách quốc phòng năm 2016 là 3,3 tỉ USD. Về vũ khí, quân đội Việt Nam có 289 máy bay, 150 trực thăng, 65 tàu hải quân, 1.470 xe tăng, 3.150 xe thiết giáp, và 2.200 khẩu pháo. Theo các chuyên gia quân sự, 90% trong số này là các vũ khí của Nga. Sau đây, Vnnews24h xin giới thiệu một số vũ khí tối tân góp phần tạo nên sức mạng quân sự Việt Nam hiện nay:

- S-300: là một loạt các hệ thống tên lửa đất-đối-không tầm xa Nga do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz sản xuất dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên. Hệ thống này được phát triển để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình cho Lực lượng phòng không Xô Viết. Các biến thể sau đó thậm chí còn có cả khả năng đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật. S-300 cũng được coi là một trong những hệ thống chống máy bay mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150 km và khả năng đánh chặn cả máy bay tàng hình.
 

Sức mạnh quân đội Việt Nam  - Chiếc khiên bảo vệ tổ quốc
 

- S-75 Dvina (tiếng Nga: C-75; tên ký hiệu NATO: SA-2 Guideline) là một tổ hợp tên lửa đất đối không (SAM) tầm cao được điều khiển bằng hệ thống radar ba tác dụng do Xô Viết chế tao. Kể từ khi được triển khai lần đầu tiên vào năm 1957, nó đã trở thành một trong các loại tên lửa phòng không được triển khai và sử dụng nhiều nhất trong lịch sử. Cho tới nay, đây vẫn là hệ thống tên lửa phòng không đã bắn hạ nhiều máy bay nhất trong lịch sử chiến tranh. Hệ thống S-75 Dvina đã bắn rụng hàng loạt máy bay chiến đấu tối tân của Không quân Mỹ, bao gồm cả siêu pháo đài bay B-52. Và cho tới tận ngày nay, S-75 vẫn đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới phòng không tầm cao nước ta.
 

Sức mạnh quân đội Việt Nam  - Chiếc khiên bảo vệ tổ quốc
 

- Máy bay chiến đấu Su-30MK2V (tên ký hiệu của NATO: “Flanker-C”)  là máy bay chiến đấu đa năng được phát triển bởi Công ty hàng không Sukhoi của Nga và đưa vào hoạt động năm 1996. Nó là loại máy bay chiến đấu đa chức năng tốc độ u âsiêm có thể đảm nhiệm cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và nhiệm vụ cường kích (tấn công mặt đất, mặt biển).
 

Sức mạnh quân đội Việt Nam  - Chiếc khiên bảo vệ tổ quốc
 

- Tàu ngầm diesel-điện dự án Kilo 636  được thiết kế nhằm tiêu diệt các loại tàu ngầm, tàu nổi cũng như các phương tiện thủy của đối phương, nó có thể hoạt động độc lập hoặc theo các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau. Tàu ngầm lớp Kilo có thể vận hành rất êm. Dự án 636, đôi khi được Hải quân Mỹ gọi là "Lỗ Đen" vì khả năng "biến mất" của nó, được cho là một trong những loại tàu ngầm chạy bằng diesel và điện êm nhất trên thế giới.
 

Sức mạnh quân đội Việt Nam  - Chiếc khiên bảo vệ tổ quốc
 

- Tàu tên lửa Molniya được thiết kế để tiêu diệt các đội hoặc nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương một cách độc lập; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ; thực hiện nhiệm vụ trinh sát… Trên tàu tích hợp nhiều hệ thống thiết bị công nghệ cao, kết hợp tốt nhất giữa khả năng tiến công và phòng thủ như: Các hệ thống vũ khí khí tài, hệ thống động lực, hệ thống thiết bị điều khiển, hệ thống bảo vệ và kết cấu đảm bảo sức sống tàu, tính năng đi biển, hoạt động độc lập và các thiết bị khác.
 

Sức mạnh quân đội Việt Nam  - Chiếc khiên bảo vệ tổ quốc
 

- Tàu pháo Svetlyak project 10412 do công ty đóng tàu Almaz (Nga) thiết kế làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trên biển, hộ tống tàu và bảo vệ căn cứ trước các cuộc tấn công kẻ địch trên không và trên mặt nước.
 

Sức mạnh quân đội Việt Nam  - Chiếc khiên bảo vệ tổ quốc
 

- Tàu phóng lôi Project 206ME lớp Turya có lượng giãn nước toàn tải 250 tấn, dài 39,6m. Tàu được trang bị tháp pháo 2 nòng cỡ 25mm, tháp pháo AK-257 2 nòng cỡ 57mm và 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cho khả năng tiêu diệt các chiến hạm trên mặt nước và cả các tàu ngầm.
 

Sức mạnh quân đội Việt Nam  - Chiếc khiên bảo vệ tổ quốc
 

Ngoài ra, Việt Nam còn có thêm một số hệ thống vũ khí hiện đại mới mua khác như hệ thống tên lửa phòng không tầm gần SPYDER, hệ thống tên lửa đối đất EXTRA, radar tầm xa ELM-2288/ER của Israel, máy bay vận tải CASA C-295 và C-212 của Tây Ban Nha; trực thăng Super Puma, Dauphin và radar trinh sát ven biển của Pháp; máy bay tuần biển DHC-6 Twin Otter của Canada.

Tin tức khác

8 bước lập kế hoạch bán hàng đột phá để thay đổi cuộc chơi

8 bước lập kế hoạch bán hàng đột phá để thay đổi cuộc chơi

Một bản kế hoạch bán hàng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
Khảo sát thị trường là gì? Các loại hình khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là gì? Các loại hình khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là một trong những công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi và xu hướng của khách hàng.
Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Khám phá những cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ sẽ giúp bạn nhập được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng để kinh doanh kiếm lời.
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Xem tất cả