Vũ trụ bao la của chúng ta luôn có những hiện tượng thiên văn thú vị xảy ra. Điều này làm cho con người và các nhà khoa học cảm thấy thú vị, muốn được tìm hiểu thêm. Trong đó, sao chổi và sao băng và hai hiện tượng con người đã nhìn thấy từ hàng nghìn năm về trước. Có lời đồn nói rằng nếu nhìn thấy sao băng sẽ mang lại may mắn, còn nếu gặp sao chổi thì những điều xấu sẽ đến. Mãi cho đến sau này, khi khoa học hiện đại phát triển mới có những nghiên cứu chính xác về điều này. Vậy sự khác nhau giữa sao chổi và sao băng là gì? Ở bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác nhau giữa sao chổi và sao băng để bạn hiểu hơn về hai hiện tượng trong vũ trụ này nhé.
Mục lục bài viết
Về nguồn gốc
Sao chổi khác sao băng ở điểm đầu tiên đó chính là về nguồn gốc. Sao chổi có thể được hình thành từ hai vị trí trong vũ trụ đó là vành đai Kuiper và đám mây Oort. Trong đó, vành đai Kuiper chứa lực hấp dẫn rất lớn, bên trong là các tinh thể giống như tiểu hành tinh của hệ Mặt Trời. Kích thước của vành đai này có thể lên đến 30 - 44 AU (độ dài 1 AU bằng 150 triệu kilomét). Vành đai Kuiper được cấu tạo chủ yếu từ băng và nhiều thành phần khác. Vì nằm xa mặt trời nên nó có nhiệt độ vô cùng lạnh lẽo. Còn về đám mây Oort, đây là một đám mây bụi khí bao quanh hệ Mặt Trời, có đường kính là một năm ánh sáng. Phần bên trong của đám mây có chứa lực hấp dẫn kéo các bụi khí lại, hình thành Mặt Trời và các hành tinh. Phần bên ngoài chứa lực hấp ít hơn nên đám mây Oort chỉ lơ lửng xung quanh hệ Mặt Trời.
Nhiều người vẫn chắc mắc sao chổi có phải là sao băng không? Thực chất đây chỉ là một viên đá nhỏ ở trong vũ trụ, mảnh vụn của sao chổi hoặc tiểu hành tinh khi bị va chạm. Thông thường, sao băng sẽ xuất hiện khi sao chổi đi ngang qua bầu khí quyển. Thậm chí, khi sao chổi bị phá hủy còn có cơn mưa sao băng trên bầu trời.
Về bản chất
Về bản chất thì sao chổi khác sao băng chỗ nào? Thực chất, sao chổi là thiên thể có kích thước lớn, chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip dẹp hoặc hyperbol. Chúng sẽ xuất phát từ nơi xa nhất, khi đến gần Mặt Trời thì phát sáng và biến mất dần do bị đốt nóng hoặc đâm phải một hành tinh nào đó trong hành trình di chuyển của mình. Vì tỷ lệ thành phần của sao chổi không giống nhau nên chúng sẽ mang một hình dạng, màu sắc riêng và thường chỉ xuất hiện đơn lẻ.
Còn về sao băng, đây là một mẫu thiên thạch nhỏ trong vũ trụ có kích thước chỉ bằng một viên đá cuội. Dưới sức nóng bởi áp suất nén của khí quyển, chúng sẽ phát ra một lớp ánh sáng bên ngoài và khi lao đi trên bầu trời, chúng ta sẽ nhìn thấy một vệt sáng. Bởi vì có kích thước quá nhỏ nên sao băng không di chuyển theo một quỹ đạo nhất định và sẽ nhanh chóng bị vụt tắt. Khác với sao chổi, sao băng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc với số lượng lớn và tạo thành những cơn mưa sao băng mà ta thường thấy trên bầu trời.
Về cấu tạo
Sao chổi được cấu tạo từ ba thành phần chính đó là hạt nhân, đầu sao chổi và đuôi sao chổi. Trong đó, hạt nhân thực chất là một tinh thể khổng lồ, có kích thước từ vài chục đến vài trăm kilomét. Chúng được cấu tạo từ 80% là nước, 15% là CO, phần còn lại là các chất khác như CO2, CH4, NH3. Đầu sao chổi là lớp phát sáng tỏa ra xung quanh hạt nhân. Còn đuôi sao chổi được tạo ra từ những cơn gió khi đi ngang qua Mặt trời. Phần đuôi này không hướng dọc theo chiều đi mà sẽ di chuyển theo hướng ra xa Mặt Trời. Đuôi sao chổi rất dài, có thể lên đến hàng triệu kilomét.
Đối với sao băng, nó cũng là một tảng băng giống như hạt nhân của sao chổi nhưng lại có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Vậy nên, phần đuôi của sao băng chỉ là một vệt sáng nhỏ thoáng xuất hiện trên bầu trời.
Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên VnNews24h để bạn có thể biết được sao chổi và sao băng khác nhau như thế nào. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có thể phân biệt và hiểu hơn về hai hiện tượng có trong vũ trụ của chúng ta.