Ô tô, xe máy đi sai làn đường quy định sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định rõ số tiền ô tô xe máy bị xử phạt khi vi phạm lỗi đi sai làn đường đồng thời quy định hình phạt bổ sung, cụ thể là tước bằng lái xe có thời hạn.
 

Ô tô, xe máy đi sai làn đường quy định sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
 

Tìm hiểu về làn đường, vạch kẻ đường trong Luật Giao thông đường bộ

Điều 49, QCVN 41:2012/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012 quy định: Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 3 của Quy chuẩn này.

Điểm f, Mục G.1, Phụ lục G, QCVN 41: 2012/BGTVT ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT cũng quy định về các loại vạch tín hiệu giao thông và mầu vạch được phân loại như sau:

- Vạch đứt khúc trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường, vạch này có tác dụng phân chia các làn xe cùng chiều để lái xe nhận biết và điều khiển xe chạy an toàn. Nếu vạch ở đầu đường thì sẽ có tác dụng hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường quy định;

- Vạch liền trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường sẽ có tác dụng phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Còn khi vạch ở đầu đường sẽ có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng.

Điều 13 Luật Giao thông đường bộ ra ngày 13 tháng 11 năm 2008 cũng đã quy định:

- Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn;

- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái;

- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Như vậy, xe đang lưu thông trên đoạn đường phân làn loại xe, đến khu vực ngã tư phân làn theo hướng đi, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. Khi gặp đèn đỏ, thì dừng lại ở phần đường theo cách phân làn hướng đi.
 

Ô tô đi sai làn đường quy định sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
 

Ô tô, xe máy đi sai làn đường quy định sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
 

Trong Điểm c, Khoản 4, Điều 5, Nghị định 46/2016/NĐ-CP đã có ghi rõ mức xử phạt đối với xe ô tô đi không đúng làn đường quy định, cụ thể:

Điều 5: Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Khoản 4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điểm c: Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.

Vậy, người lái xe ô tô sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng nếu đi không đúng làn đường quy định. Ngoài ra, Điểm b,c, Khoản 12, Điều 5 còn quy định các hình thức xử phạt bổ sung sau:

- Người đi sai làn đường quy định sẽ bị tước Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

- Người đi sai làn đường quy định mà gây tai nạn sẽ bị tước Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
 

Xe máy đi sai làn đường quy định sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
 

Ô tô, xe máy đi sai làn đường quy định sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
 

Trong Điểm g, Khoản 4, Điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ-CP đã có ghi rõ mức xử phạt đối với xe máy đi không đúng làn đường quy định, cụ thể:

Điều 6: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe gắn máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Khoản 4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điểm g: Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp đi qua hè phố để vào nhà.

Vậy, người lái xe máy sẽ bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu đi không đúng làn đường quy định. Ngoài ra, Điểm c, Khoản 12, Điều 6 còn quy định các hình thức xử phạt đối với người đi sai làn đường quy định mà gây tai nạn giao thông là bị tước Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Trên đây là số tiền bị xử phạt khi điều khiển ô tô, xe máy đi sai làn đường quy định mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng các bạn khi biết mức phạt cụ thể sẽ cân nhắc để tránh mắc phải những lỗi này, góp phần tạo nên một môi trường giao thông an toàn cho mình và mọi người.

Tin tức khác

8 bước lập kế hoạch bán hàng đột phá để thay đổi cuộc chơi

8 bước lập kế hoạch bán hàng đột phá để thay đổi cuộc chơi

Một bản kế hoạch bán hàng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
Khảo sát thị trường là gì? Các loại hình khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là gì? Các loại hình khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là một trong những công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi và xu hướng của khách hàng.
Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Khám phá những cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ sẽ giúp bạn nhập được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng để kinh doanh kiếm lời.
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Xem tất cả