Những trình tự thủ tục pháp lý thành lập công ty cổ phần

Hiện nay, nhiều người đang có ý định và nhu cầu thành lập một doanh nghiệp. Và trong số các hình thức doanh nghiệp phổ biến thì công ty cổ phần là loại mô hình đơn giản, dễ làm, dễ phát triển, rất thích hợp với những người ít vốn nhưng muốn kinh doanh với vốn đầu tư lớn. Vậy thành lập công ty cổ phần cần những thủ tục pháp lý gì và trình tự tiến hành như thế nào?

Những trình tự thủ tục pháp lý thành lập công ty cổ phần
 

Các trình tự thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần

Theo Luật Doanh Nghiệp số 68/2014/QH13 được ban hành vào ngày 26 tháng 11 năm 2014, thủ tục đăng ký thành lập một công ty cổ phần sẽ phải trải qua các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Người muốn thành lập doanh nghiệp là công ty cổ phần hoặc người được ủy quyền để xin thành lập doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo đúng như quy định trong luật đến cho Cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong thời gian tối đa 3 ngày kể từ ngày nhận. Nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý sẽ gửi về cho người đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc có vấn đề xảy ra dẫn đến việc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Cơ quan quản lý có trách nhiệm gửi về văn bản thông báo ghi rõ lý do, nguyên nhân và các yêu cầu để sửa đổi hoặc bổ sung vào hồ sơ nếu có.
 

Những thành phần cần có trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần

Các thành phần cần thiết cần phải có trong thủ tục hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần đã được nêu rõ trong Luật Doanh nghiệp 2014. Cụ thể:

1. Giấy đề nghị được đăng ký doanh nghiệp: Theo mẫu quy định trong Phụ lục I-4, Thông tư số 20/2015/TT - BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ hoạt động của công ty: Văn bản quy định cách tạo lập, hoạt động và giải thể doanh nghiệp.

3. Danh sách người đồng sáng lập công ty: Theo mẫu quy định trong Phụ lục I - 7, Thông tư số 20/2015/TT - BKHĐT. Danh sách này bao gồm các cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư cá nhân ở nước ngoài (nếu có), người đại diện được ủy quyền của cổ đông là tổ chức ở nước ngoài (nếu có).

4. Bản sao hợp lệ các loại giấy tờ sau:

Đối với cổ đông sáng lập và cổ đông ở nước ngoài là cá nhân: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh thư nhân dân, Hộ chiếu hoặc bất kỳ giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp nào khác.

Đối với cổ đông sáng lập và cổ đông ở nước ngoài là tổ chức: Giấy quyết định thành lập, Giấy chứng nhận doanh nghiệp hay bất cứ tài liệu chứng thực doanh nghiệp nào khác của tổ chức đó kèm văn bản ủy quyền. Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh thư nhân dân, Hộ chiếu hoặc bất kỳ giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp nào khác của người được ủy quyền đại diện cho tổ chức đó. Ngoài ra, nếu cổ đông là tổ chức ở nước ngoài sẽ cần hợp pháp hóa lãnh sự các loại tài liệu trên.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với cổ đông ở nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế trong nước nhưng có vốn đầu tư nước ngoài theo luật định.
 

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký công ty cổ phần

Các trường hợp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được quy định trong Luật Doanh Nghiệp 2014.Cụ thể:

Ngành, nghề của người đăng ký thành lập doanh nghiệp muốn kinh doanh không bị cấm.

Tên doanh nghiệp đặt đúng quy định, không thuộc một trong các trường hợp: trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên của một doanh nghiệp bất kỳ đã từng đăng ký trước đó; một phần hoặc toàn bộ tên riêng của doanh nghiệp chứa tên của một cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp bất kỳ trừ trường hợp đã được cơ quan, đơn vị, tổ chức đó đồng ý; trong tên của doanh nghiệp có chứa những từ ngữ, ký hiệu gây phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục hay truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức của đất nước.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đầy đủ giấy tờ và hợp lệ.

Lệ phí đã được nộp đầy đủ theo quy định của thông tư 176/2012/TT - BTC và thông tư số 106/2013/TT - BTC.

Trên đây là những thông tin về trình tự thủ tục thành lập công ty cổ phầnVnnews24h.Net muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết, các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để có thể chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần thiết thành lập cho mình một doanh nghiệp như mong muốn.

Tin tức khác

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Khám phá những cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ sẽ giúp bạn nhập được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng để kinh doanh kiếm lời.
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Xem tất cả