Các vụ việc tranh chấp đất đai có thể xuất phát từ lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của tổ chức. Nhìn chung, để có thể hạn chế và giải quyết các trường hợp tranh chấp một cách thỏa đáng thì cần phải nắm rõ nguồn gốc sâu xa dẫn đến vụ việc là gì? Hãy cùng VnNews24h tìm hiểu về những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay.
Mục lục bài viết
Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai có thể hiểu là tranh chấp bao gồm về địa giới của đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tranh chấp này có thể xảy ra giữa các cá nhân và tổ chức hoặc giữa cá nhân, tổ chức với Nhà nước nhằm mục đích xác định ai là người sử dụng hợp pháp mảnh đất đó. Cũng có những trường hợp không ai có quyền sử dụng hợp pháp mảnh đất. Đất tranh chấp có thể là đất ở, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp, đất dùng cho mục đích công cộng,….Khoản 24, Điều 3, Luật đất đai năm 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ sử dụng của hai hay nhiều bên trong mối quan hệ đất đai.
Những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai
Các trường hợp phát sinh tranh chấp đất đai có thể xuất phát từ hai nguyên nhân chính sau đây:
1. Nguyên nhân chủ quan
- Người dân thiếu hiểu biết: Có nhiều trường hợp đất công cộng được sử dụng cho mục đích làm đường đi, sinh hoạt,…lại bị người dân vô tư phân chia, sử dụng theo các luật lệ, tập quán xưa mà không dựa vào luật hiện hành, dẫn đến tranh chấp.
- Mâu thuẫn lợi ích cá nhân: Quá trình phân chia tài sản, mâu thuẫn khi chuyển nhượng,…cũng rất dễ phát sinh tranh chấp đất đai.
2. Nguyên nhân khách quan
- Cơ chế quản lý của Nhà nước còn thiếu sót: Nhiều trường hợp các địa phương có quan hệ đất đai phức tạp, Nhà nước vẫn chưa có hồ sơ địa chính hoàn chỉnh. Ngoài ra, việc phân cấp quản lý cho quá nhiều ban ngành dẫn đến việc quản lý còn nhiều thiếu sót cũng là nguyên nhân gây ra tranh chấp đất.
- Cán bộ thực hiện công vụ đất đai không tốt: Một số cán bộ thực hiện công vụ không gương mẫu, lợi dụng chức quyền và vì lợi ích riêng tư hoặc thiếu trình độ quản lý, gây ra nhiều bức xúc cho người dân.
- Bồi thường giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng: Một số trường hợp giải tỏa khu đất đang thuộc quyền sở hữu của người dân không bồi thường thỏa đáng hoặc đưa giá tái định cư quá cao, gây ra mâu thuẫn giữa người dân và các nhà quản lý.
- Công tác giải quyết khiếu nại chưa tốt: Nhiều cơ quan Nhà nước không làm việc đúng trách nhiệm trong vấn đề hòa giải, hướng dẫn người dân làm hồ sơ khiếu nại, né tránh trách nhiệm khi xảy ra khiếu kiện. Cũng có trường hợp đưa ra phương án giải quyết thiếu khả thi và công bằng, dẫn đến phát sinh những mâu thuẫn phức tạp hơn.
- Thủ tục chuyển nhượng không đúng: Đã có một số trường hợp khi xem lại các hồ sơ đã lập trước đó không đúng với quy định của pháp luật hiện hành nên dẫn đến khởi kiện để giành lại quyền lợi.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của đội ngũ biên tập viên VnNews24h đã giúp bạn đọc biết các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai phổ biến ở Việt Nam là gì và qua đó hiểu hơn về vấn đề tranh chấp này.