Những học hàm học vị trong ngành y

Đối với nhiều người, học hàm, học vị vốn là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn và khó hiểu. Các chức danh chỉ học vị, học hàm thông thường bao gồm: Thạc sĩ; Tiến sĩ; Giáo sư;….Trong ngành y, các khái niệm này lại càng khó hiểu vì sử dụng những thuật ngữ hoàn toàn khác như: Bác sĩ chuyên khoa I; Bác sĩ chuyên khoa II; Thạc sĩ bác sĩ;….Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn, VnNews24h sẽ chia sẻ về những học hàm học vị trong ngành y ở bài viết này.
 

Những học hàm học vị trong ngành y
 

Học vị trong ngành y

Học vị là văn bằng do cơ sở giáo dục cấp cho người học sau khi họ đã hoàn thành chương trình đào tạo. Thông thường, học vị bao gồm các chức danh như: Cử nhân (người tốt nghiệp đại học các ngành văn hóa xã hội); Kỹ sư (người tốt nghiệp đại học các ngành kỹ thuật); Thạc sĩ (người tốt nghiệp cao học sau đại học); Tiến sĩ (người tham gia nghiên cứu sinh sau thạc sĩ);….Riêng đối với ngành y, người sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo liên quan trong vòng 6 năm thì được gọi là bác sĩ. Lúc này, bác sĩ phải làm việc tại bệnh viện 1,5 năm thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Sau đó, các bác sĩ sẽ có 3 lựa chọn để nâng cao trình độ chuyên môn:

1. Theo học Hệ thực hành lâm sàng

Là hệ đào tạo thiên về thực hành khám và chữa bệnh. Có 3 học vị thuộc hệ thực hành lâm sàng, bao gồm:

- Bác sĩ chuyên khoa định hướng: Bác sĩ sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề, tiếp tục học thêm chuyên ngành nào đó trong 1 năm.

- Bác sĩ chuyên khoa I: Bác sĩ sau khi tốt nghiệp chuyên khoa định hướng, tiếp tục học thêm về chuyên khoa khoảng 2 năm.

- Bác sĩ chuyên khoa II: Sau khi tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I, hành nghề một thời gian rồi tiếp tục học thêm khoảng 2 năm, kết hợp trình luận văn thì được gọi là bác sĩ chuyên khoa II.
 

Học vị trong ngành y
 

2. Theo học Hệ đào tạo nghiên cứu

Là hệ đào tạo thiên về hướng nghiên cứu khoa học. Có 2 chức danh thuộc hệ đào tạo này:

- Thạc sĩ: Bác sĩ sau khi đi làm được 2 năm, thi vào cao học, kết hợp trình luận văn.

- Tiến sĩ: Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, hành nghề một thời gian và đăng ký thi nghiên cứu sinh, học thêm khoảng 3 năm và kết hợp trình luận văn.

3. Theo học Bác sĩ nội trú

Chương trình học bác sĩ nội trú kéo dài 3 năm. Sau khi học xong, bác sĩ sẽ được cấp đồng thời bằng bác sĩ chuyên khoa I, thạc sĩ và bác sĩ nội trú. Tuy nhiên, hệ đào tạo này chỉ dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành y có thành tích đạt loại khá trở lên và dưới 27 tuổi. Mỗi bác sĩ chỉ được dự thi bác sĩ nội trú một lần trong đời.

Tóm lại: Khi quy đổi giữa các hệ đào tạo thì bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa I sẽ tương đương với thạc sĩ còn bác sĩ chuyên khoa II tương đương tiến sĩ.

Các học hàm trong ngành y

Khác với học vị, học hàm là chức danh do Nhà nước cấp cho những người đáp ứng đủ điều kiện. Các học hàm bao gồm: giáo sư và phó giáo sư. Đối với ngành y, Nhà nước còn phong tặng thêm hai danh hiệu cao quý khác là thầy thuốc ưu tú và thầy thuốc nhân dân. Nếu như danh hiệu giáo sư và phó giáo sư chỉ được cấp cho những người có làm công tác nghiên cứu, giảng dạy thì thầy thuốc nhân dân và thầy thuốc ưu tú lại trao cho bất cứ ai đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như: Có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực y học (từ 15 - 25 năm tùy chuyên ngành); Có phẩm chất đạo đức tốt; Có đóng góp to lớn cho ngành Y học của đất nước;….
 

Học hàm trong ngành Y
 

Trên đây là các thông tin về học hàm học vị trong ngành yVnNews24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn và không còn nhầm lẫn giữa các chức danh học hàm, học vị ngành y.

Tin tức khác

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Xem tất cả