Lỗi không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?

Kể từ khi việc đội mũ bảo hiểm trở thành bắt buộc đối với người điều khiển và người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông thì hành vi vi phạm không chấp hành quy định này đã trở thành một trong những lỗi phổ biến nhất ở nước ta. Tuy nhiên vẫn chưa nhiều người hiểu rõ về khung hình phạt cũng như số tiền xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là bao nhiêu. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau đây.
 

Lỗi không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?
 

Quy định về đội mũ bảo hiểm trong luật giao thông đường bộ

Khái niệm mũ bảo hiểm là gì theo pháp luật hiện hành

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN thì mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy là mũ dùng cho người đi mô tô, xe máy và phải có các đặc tính kỹ thuật phù hợp với những quy định về kỹ thuật cụ thể như sau:

- Mũ phải có các bộ phận vỏ mũ, lớp đệm bảo vệ (để hấp thụ xung động trong vỏ mũ) và quai đeo.

- Mũ sản xuất ra phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, khối lượng, bề mặt phía ngoài, khoá quai đeo, vỏ mũ và lớp đệm bảo vệ.

- Mũ phải chịu được các thử nghiệm về chống va đập và độ bền. Đồng thời, kết cấu của mũ bảo hiểm phải đảm bảo được các quy định về tầm nhìn.
 

Lỗi không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?
 

Quy định về đội mũ bảo hiểm

Trong Khoản 2, Điều 30, Luật giao thông đường bộ được ban hành vào ngày 13 tháng 11 năm 2008 có nêu rõ: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng cách.

Khung hình phạt đối với lỗi vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Trong Điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ - CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có nêu rõ mức xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Cụ thể:

Khoản 3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

Điểm i) Người điều khiển, người ngồi trên phương tiện không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai theo đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

Điểm k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, đối với người điều khiển hay người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ phải chịu khung hình phạt là phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Ngoài ra, lỗi này còn bao gồm một số trường hợp đặc biệt, cụ thể như sau:

Trong trường hợp hai người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà chỉ có người điều khiển đội mũ bảo hiểm thì cả hai sẽ bị phạt về hai hành vi vi phạm:

 - Người điều khiển sẽ bị xử phạt vì hành vi chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” khi tham gia giao thông;

- Người ngồi sau sẽ bị xử phạt vì hành vi ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” khi tham gia giao thông.

Trong trường hợp cả hai người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy đều không đội mũ bảo hiểm thì cả hai người sẽ bị xử phạt về 3 hành vi vi phạm:

- Người điều khiển sẽ bị xử phạt vì hành vi không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” khi tham gia giao thông;

- Người điều khiển sẽ bị xử phạt vì hành vi chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” khi tham gia giao thông;

- Người ngồi sau sẽ bị xử phạt vì hành vi ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” khi tham gia giao thông.
 

Lỗi không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?

Người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm cũng sẽ bị xử phạt hành chính
 

Theo Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 3, Luật xử lý vi phạm hành chính ra vào ngày 20 tháng 6 năm 2012 thì: Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Do đó, nếu người tham gia giao thông vi phạm nhiều lỗi cùng một lúc thì khung hình phạt sẽ bằng tổng mức xử phạt của tất cả các hành vi vi phạm. Cũng tức là trong những trường hợp trên, số tiền phải nộp phạt sẽ bằng tổng số tiền do pháp luật quy định của tất cả các hành vi bị xử phạt.

Trên đây là một số thông tin về khung hình phạt và số tiền bị xử phạt đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy vi phạm hành vi không đội mũ bảo hiểmVnNews24h.Net muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn đã theo dõi và hy vọng các bạn sẽ không bao giờ mắc phải lỗi vi phạm này cũng như các lỗi vi phạm giao thông khác.

Tin tức khác

8 bước lập kế hoạch bán hàng đột phá để thay đổi cuộc chơi

8 bước lập kế hoạch bán hàng đột phá để thay đổi cuộc chơi

Một bản kế hoạch bán hàng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
Khảo sát thị trường là gì? Các loại hình khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là gì? Các loại hình khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là một trong những công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi và xu hướng của khách hàng.
Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Khám phá những cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ sẽ giúp bạn nhập được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng để kinh doanh kiếm lời.
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Xem tất cả