Khi theo dõi các trận đấu bóng đá qua màn hình tivi hoặc trực tiếp trên khán đài, bạn có thể nhận thấy các cầu thủ phải không ngừng di chuyển trên sân thi đấu để giành bóng, chuyền bóng và sút bóng. Sau một thời gian thi đấu, các cầu thủ sẽ bắt đầu thấy đuối sức. Lý do là vì kích thước của sân thi đấu bóng đá tương đối lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác, kích thước sân bóng đá tiêu chuẩn quốc tế là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
Kích thước sân bóng đá 11 người tiêu chuẩn quốc tế là bao nhiêu?
Trong Luật bóng đá của FIFA - Liên đoàn bóng đá thế giới, kích thước sân bóng đá tiêu chuẩn quốc tế đã được quy định rõ ở “Luật I: Sân thi đấu”. Theo đó, sân thi đấu bóng đá chuẩn sẽ có hình dạng chữ nhật với bề mặt được làm bằng cỏ tự nhiên hoặc nhân tạo. Chiều dài của sân dao động từ 100 - 110 mét (m) và chiều rộng của sân có thể dao động từ 64 - 75 mét.
Để cố gắng tiêu chuẩn hóa kích thước của sân bóng đá, vào tháng 3 năm 1008, Cơ quan theo dõi luật bóng đá (IFAB) đã quy định chiều dài sân là 105m và chiều rộng là 68m. Tuy nhiên trong một cuộc họp đặc biệt vào tháng 8 năm 2008, cơ quan này đã quyết định xem xét lại quy định trên và do đó nó vẫn chưa được thực hiện.
Kích thước tiêu chuẩn các bộ phận của sân bóng đá 11 người
Ngoài diện tích tổng quát về chiều dài và chiều rộng, trên sân bóng đá còn có rất nhiều vị trí, bộ phận được vẽ ra để phục vụ cho việc thi đấu, chẳng hạn như: vị trí cầu môn, vị trí phạt đền, các đường giới hạn,...Kích thước tiêu chuẩn của các bộ phận này được quy định cụ thể như sau:
1. Các đường giới hạn
- Hai đường giới hạn dài hơn gọi là đường biên dọc, dài từ 100 - 110m;
- Hai đường giới hạn ngắn hơn gọi là đường biên ngang, dài từ 64 - 75m;
- Các đường biên phải có chiều rộng bằng nhau và không được vượt quá 12 centimét (cm);
- Sân thi đấu được chia thành hai phần bằng nhau bởi đường giữa sân;
- Tâm của sân là điểm chính giữa của đường giữa sân. Dùng điểm này làm tâm vẽ một đường tròn có bán kính 9,15m gọi là đường tròn giữa sân;
- Mỗi góc sân được đánh dấu bằng một lá cờ góc không nhọn đầu và không thấp hơn 1,5m, cách hai đầu của đường giữa sân 1m có thể đặt 2 cột cờ;
- Lấy vị trí cắm lá cờ làm tâm, kẻ một phần tư đường tròn có bán kính 1m ở phần sân bên trong gọi là cung phạt góc. Đây là vị trí dùng làm nơi đặt bóng đá phạt góc.
2. Cầu môn
Cầu môn hay còn được gọi là khung thành. Bộ phận này được vẽ ngay chính giữa đường biên ngang đồng thời được tạo bởi hai cột dọc, một xà ngang và lưới. Theo đó, kích thước giữa hai điểm đặt cột dọc là 7.32 mét, chiều cao của cột dọc là 2,44 mét. Ở Việt Nam, do đặc điểm về chiều cao của các cầu thủ nên khung thành có kích thước nhỏ hơn một chút với chiều ngang 7,12m và cao 2,4m.
3. Khu vực cầu môn
Trên mỗi đường biên ngang lấy hai điểm, mỗi điểm cách cột dọc một khoảng 5,5m. Từ hai điểm này kẻ về hướng đường giữa sân hai đoạn thẳng song song, vuông góc với đường biên ngang dài 5,5m. Kẻ một đoạn thẳng nối liền hai điểm đó. Những đoạn thẳng này hợp với đường biên ngang để tạo thành một khu vực giới hạn gọi là khu vực cầu môn.
4. Khu vực phạt đền
Trên mỗi đường biên ngang lấy 2 điểm, mỗi điểm cách cột dọc một khoảng 16,5m. Từ hai điểm này kẻ về hướng đường giữa sân 2 đoạn thẳng song song, vuông góc với đường biên ngang dài 16,5m. Kẻ một đoạn thẳng nối liền 2 điểm đó. Những đoạn thẳng này hợp với đường biên ngang để tạo thành một khu vực giới hạn gọi là khu vực phạt đền.
Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi có thể giúp bạn biết được kích thước sân bóng đá tiêu chuẩn quốc tế là bao nhiêu? Đồng thời cũng nắm được từng bộ phận như cầu môn, khu vực phạt đến, khu vực cầu môn, các đường giới hạn được quy định cụ thể như thế nào?