Được làm từ hợp kim của kim loại và phi kim nên inox có rất nhiều những ưu điểm nổi bật. Chính vì vậy nên hiện nay, inox được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất, chế tạo đồ dùng gia dụng. Vậy inox có được ứng dụng trong lĩnh vực điện dân dụng hay không? Khả năng dẫn điện của inox như thế nào? Để đưa ra được đáp án, trước hết các bạn hãy cùng VnNews24h tìm hiểu về các đặc tính của loại vật liệu này.
Mục lục bài viết
Những đặc tính của inox là gì?
► Đặc tính bền: Là một dạng thép hợp kim nên inox có hầu hết các đặc tính của thép, trong đó có đặc tính bền. Inox có khả năng chống kéo, nén và va đập rất tốt đồng thời có thể ngăn ngừa các quá trình ăn mòn thông thường.
► Đặc tính cứng: Với thành phần có chứa ít nhất 10,5 % crom nên so với những loại thép thông thường, inox có độ cứng tốt hơn. Đặc biệt khi muốn sử dụng inox để ứng dụng trong lĩnh vực cần có khả năng chống va đập tốt, nhà sản xuất sẽ tăng thêm hàm lượng crom cho hợp kim. Hàm lượng crom càng cao, inox sẽ càng cứng.
► Không sản sinh chất độc: Thông thường những vật liệu như: sắt, nhôm,...thường bị ăn mòn sau một thời gian được đưa vào sử dụng. Quá trình ăn mòn này sẽ sản sinh ra những chất độc hại. Tuy nhiên, inox lại là vật liệu có khả năng chống ăn mòn tốt nên khả năng sản sinh ra chất độc cũng rất thấp. Vì vậy, loại vật liệu này được ứng dụng để sản xuất ra các loại đồ dùng gia dụng như: nồi, niêu, xoong, chảo, thìa, muỗng.
► Có khả năng chống oxy - nguyên nhân gây rỉ sét: Hàm lượng crom có trong inox thường có xu hướng phản ứng với oxy trong không khí vào tạo thành lớp màng crom oxit mỏng trải đều trên bề mặt vật liệu. Lớp màng này có khả năng chống lại quá trình phản ứng với oxy trong nước và khí. Không có quá trình oxy hóa, inox sẽ không bị rỉ sét.
► Đặc tính bị ăn mòn bởi axit: Tùy từng loại inox, từng dùng dịch axit cũng như điều kiện nhiệt độ khác nhau mà quá trình bị ăn mòn của inox bởi axit có thể diễn ra nhanh hay chậm, nhiều hay ít. Chẳng hạn như: hầu hết các loại inox hiện nay đều có thể bị ăn mòn bởi axit clohiđric. Tuy nhiên với axit photphoric và axit nitric, tất cả các loại thép không gỉ đều có khả năng chống lại sự ăn mòn của chúng ở nhiệt độ phòng.
► Đặc tính hút nam châm của inox: Tùy từng hàm lượng thành phần cấu tạo, các loại inox sẽ có đặc tính hóa - lý khác nhau. Do đó, có loại inox sẽ hút nam châm còn có loại thì không. Cụ thể: Các dòng inox Ferritic (inox 430, inox 410, inox 409,…); inox Duplex (LDX 2101, SAF 2304, 2205,…); inox Martensitic (inox 1.4006, inox 1.4005,…) có khả năng từ tính (hút được nam châm); Dòng inox Austenitic (inox 301, inox 304, inox 316,…) không có từ tính (không hút được nam châm).
► Đặc tính chống ăn mòn của nước muối: Inox có khả năng chống ăn mòn nước muối (hay nước biển) khá tốt nhưng chúng không hoàn toàn miễn dịch với sự ăn mòn nếu nồng độ muối cao.
► Đặc tính dẫn điện: Độ dẫn điện của kim loại được đánh giá bằng thông số điện trở suất. Thông số này càng lớn thì khả năng dẫn điện càng kém và ngược lại. Thông thường, chỉ số điện trở suất của thép không gỉ ở 20 độ C là 6,9 x 10-7. Tức là thép không gỉ có dẫn điện. Tuy nhiên, khả năng dẫn điện của inox tương đối kém hơn so với các kim loại như đồng, bạc, vàng,….và do đó hầu như không được ứng dụng để làm chất dẫn điện.
Trên đây là các đặc tính của inox mà VnNews24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Chắc hẳn sau khi tham khảo bài viết, các bạn cũng đã biết inox có dẫn điện hay không? Khả năng dẫn điện của inox là nhiều hay ít?