Google index là gì? Bật mí cách giúp Google index nhanh, hiệu quả

 

Google Index là gì? Ngay cả khi đó là một trong các thuật ngữ vô cùng thân thuộc, thậm chí là được dùng nhiều nhất đối với những người làm SEO, thế nhưng, liệu các bạn đã thực sự hiểu hết về các ý nghĩa của Google Index hay các cách giúp Google index nhanh hơn để dự án SEO đạt suất cao hay chưa? Mời các bạn cùng Vnnews24h lần lượt giải đáp các thắc mắc trên nhé!
 

Google index là gì
 

Google index là gì?

Google index là chính là quá trình Google Bots sẽ vào quét và đánh giá nội dung của website mà người dùng Internet đang tìm kiếm. Và mỗi lần như vậy, Google sẽ lưu lại kết quả và so sánh, sau đó đánh giá mức độ uy tín, tin cậy dữ liệu của website đó. Những dữ liệu được bot Google quét qua và đánh giá với tần suất càng nhiều thì dữ liệu đó có khả năng được Google đánh giá và xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Cách kiểm tra URL đã được index trên Google chưa?

Có rất nhiều cách để kiểm tra URL hay 1 website đã được index hay chưa, sau đây là 3 cách mà bạn có thể áp dụng:

Cách 1: Kiểm tra bằng Google Search Console

- Truy cập vào Google Search Console, dán URL cần kiểm tra vào tìm kiếm và bấm enter.

- Nếu kết quả trả về là đã được index, thì bạn theo dõi hình bên dưới

 

kiểm tra index bằng google search console
 

- Nếu kết quả trả về chưa được index, thì sẽ như hình bên dưới

 

url chưa được index
 

Cách 2: Dùng toán tử của Google

- Dùng lệnh site:domain/URL. Ví dụ: site:http://vnnews24h.net/thiet-ke-website.html, các bạn lưu ý là phải viết liền site với URL, không được có khoảng cách, nếu không thì kết quả sẽ không đúng.

- Dùng lệnh “domain” hay “URL”. Ví dụ: "http://vnnews24h.net/thiet-ke-website.html"

Các bạn có thể xem kết quả hiện thị bên dưới thì URL của bạn đã được index nhé.
 

cách kiểm tra url đã được index trên google

Nguyên nhân tại sao website không index

Website có chứa thẻ noindex

Dùng thẻ meta robots noindex là cách web thông báo với Google bot rằng một trang nào đó thuộc web không cần được lập chỉ mục.

Vị trí của thẻ này được đặt sau phần head của website. Có 2 dạng thẻ noindex được sử dụng phổ biến:

- < meta name=”robots” content=”noindex, nofollow” >: Với trang web thẻ này thì các bot không thể tìm kiếm hay theo dấu những liên kết có trong bài hoặc trang web.

- < meta name=”robots” content=”noindex, follow” >: Trang web có thẻ này thì bot Google không thể tìm kiếm được bài viết trên kết quả tìm kiếm nhưng có thể theo dấu được những liên kết cho trong bài.

Chính vì vậy trong tình huống vô tình web của bạn có một hay vài trang không được Google index thì hãy đánh giá xem bạn có vô tình đặt thẻ noindex ở những trang này hay không. Không nên đặt bất cứ một thẻ noindex nào website trừ khi có một vài trang thuộc web mà không muốn Google lập chỉ mục thì mới nên đặt thẻ noindex, còn không thì đừng làm gì cả!

Chặn Index bằng file robots.txt

File robot.txt là một tệp tin nằm trong thư mục gốc của web. Nhiệm vụ của tệp này là cung cấp những chỉ dẫn cho công cụ tìm kiếm thu thập thông tin về những trang mà Google bot có thể thu thập và lập chỉ mục.

Cấu trúc của file robots.txt sẽ bao gồm những phần:

- User-agent: Tên của các trình thu thập dữ liệu web (googlebot, googlebot-image, bingbot,…)

- Disallow: Thông báo cho các User-agent không thu thập dữ liệu URL nào đó. Mỗi một dòng disallow chỉ được gắn 1 URL.

- Allow: Lệnh thông báo cho Google bot rằng nó sẽ truy cập vào một trang hay thư mục con (chỉ sử dụng cho Googlebot).

- Crawl-delay: Thông báo cho trình thu thập thông tin phải đợi bao nhiêu giây trước khi được tải và thu thập dữ liệu trang.

- Sitemap: Dùng để cung cấp các vị trí của bất kì sitemap.xml nào được liên kết với URL này (lưu ý lệnh này chỉ áp dụng trên Google, Ask, Bing và Yahoo).

Để chặn tất cả các Web Crawler không được thu thập bất kì thông tin, dữ liệu nào trên website bao gồm cả trang chủ. Chúng ta hãy sử dụng cú pháp sau:
 

chặn tất cả các web crawler
 

Ngược lại để cho phép tất cả các trình thu thập được thu thập dữ liệu trên web ta chỉ cần bỏ dấu “/” đi:
 

không chặn web crawler
 

Chặn Googlebot thu thập bất kỳ trang nào chứa tiền tố URL: www.example.com/abc/
 

chặn googlebot thu thập bất kỳ trang nào
 

Chặn Index từ file .htaccess

File .htaccess ngoài các tính năng như chuyển hướng người tiêu dùng tự động, chữa lỗi chính tả,… thì còn dùng để chặn index cũng là cách rất hiệu quả với bất kỳ web nào. Nếu như website của doanh nghiệp đang gặp gỡ vấn đề trong việc lập chỉ mục Google thì đây cũng có thể là một trong các nguyên nhân mà bạn nên xem xét thử.

Google Index nội dung website mất bao lâu?

Quá trình Google Index nghe thì có vẻ đơn giản, tuy nhiên sẽ không có chuyện trong một sớm một chiều mà bài viết của doanh nghiệp lại có thể tăng hạng hay xuất hiện trong Top 100 của Google ngay.

Thay vào đó mà bạn phải chờ quá trình Index kết thúc. Thời gian Index của Google nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào nhiều nhân tố khi thiết kế website chuẩn SEO, trong đó tiêu biểu nhất có thể nói tới yếu tố như cấu trúc của website, chất lượng backlinks hay lưu lượng truy cập,…

Trung bình, những trang sẽ được Index và lên hạng trong vòng 1-2 tháng đổ lại. Mặc dù, một số trang khác sẽ có thời gian chờ đợi lâu hơn, khoảng 5-6 tháng để có thể bước chân vào bảng xếp hạng top 100. Và cũng tùy vào chất lượng nội dung của các website mà sau khi so sánh, mỗi website sẽ đứng ở vị trí xếp hạng khác nhau.

Một số cách giúp Google index nhanh

Khai báo XML Sitemap với Google

Sơ đồ trang web sitemap.xml chính là lược đồ, giúp Google spider có thể truy cập và xem xét nội dung. Vậy nên, một website muốn chuẩn thì cần phải khai báo XML sitemap với Google.

Thao tác cần thiết trong bước này, đây là sau khi hoàn thiện nội dung bài viết trên web, bạn cần khai báo ngay cho Google. Hãy vào Google Webmaster Tool, gửi URL và chờ tầm 10-15 ngày hoặc nếu website mạnh có thể ngắn hơn để Google có thời gian xác nhận và đánh giá trang của bạn qua file XML.

Cải thiện tốc độ load của website

Có thể bạn chưa biết, nhưng các bot của Google có hoạt động gần giống với hành vi của người dùng. Để có thể quyết định xem liệu web của bạn có đủ điều kiện index hay không, hệ thống Google Index buộc phải xem qua nội dung của bạn trước. Nếu tốc độ load của web quá lâu, các bot sẽ mất kiên nhẫn, không chờ được và sẽ thoát khỏi trang khi chưa Index được nội dung nào, bởi vì nó chỉ dừng lại tại website trong một khung thời gian nhất định.

Đặt link trên các website có lượng truy cập cao

Một trong những cách làm cho google index nhanhbài viết của bạn đó chính là hãy đặt link trang web của bạn ở những nơi có lượng truy cập cao và thường xuyên nhất, từ đây sẽ tạo uy tín cho  web của bạn. Đây là một cách thức cộng sinh  lý tưởng vì cả hai sẽ cùng có ích, khi web đó có lượt ảnh hưởng cao, người dùng ghé thăm liên tục thì độ tin tưởng và uy tín của website bạn sẽ đượccải thiện. Do đó, nếu bạn được link đến những trang web này thì cũng sẽ được google quan tâm nhiều hơn.

Tạo nút chia sẻ mạng xã hội trong bài viết

Bạn có biết khi chia sẻ đường dẫn bài viết lên mạng xã hội thì độ phủ sóng website sẽ tăng thêm một cách đáng kể và đó cũng là cách khiến cho con nhện Google để ý nhiều hơn tới web của bạn. Đừng quên tạo nút chia sẻ bài viết lên social nhé.

Xây dựng hệ thống backlink dofollow chất lượng

Khi backlink của bạn sở hữu thuộc tính rel=”dofollow”, các bots của Google sẽ nghĩ đấy là 1 đường dẫn an toàn. Nó sẽ trỏ vào link đó và Index vào Google. Từ đây, website sẽ được tính điểm cộng trong Pagerank của Google. Tuy nhiên, backlinks đến từ những trang web có nội dung xấu, mang tính bị động và không được đánh giá cao, độ uy tín, PageRank,… thì website của bạn cũng sẽ sụt giảm, kéo theo đồng loạt các hậu quả nghiêm trọng khác đến từ link spam.

Vậy nên, tốt nhất, hãy cẩn trọng và tham khảo kỹ lưỡng nội dung, chủ đề của  các web đó trước khi cho đặt textlink trên website của bạn.

Đăng bài viết thường xuyên

Cập nhật bài viết đều thường xuyên là cách tốt nhất tạo thói quen cho Googlebot thường xuyên ghé thăm website của bạn để đánh chỉ mục. Googlebot sẽ ít vào lập chỉ mục cho các trang không thường xuyên cập nhật nội dung mới. Không chỉ vậy, các web không cập nhật nội dung mới rất dễ dàng bị giảm thứ hạng. Đối với web mới, điều này càng phải làm tích cực, tần suất có thể 3 bài/ngày. Để bảo đảm có bài viết đều đặn bạn nên lên lịch cho các bài viết, với cách làm, bạn có thể tập trung vào việc tạo bài viết và lên lịch trước hàng tháng để có thể yên tâm Google sẽ ghé thăm web thường xuyên.

Tối ưu SEO Onpage

Tối ưu SEO onpage cũng là cách giúp Google hiểu nội dung của bạn tốt hơn, qua đó Google đánh chỉ mục nhanh hơn. Có 2 điểm bạn cần nhớ khi tối ưu SEO, thứ nhất là tối ưu hình ảnh. Hình ảnh cần cung cấp mô tả ở phần thẻ alternative text. Có như thế, Google mới hiểu Hình ảnh đang đề cập đến chủ đề gì.

Điểm thứ hai, bạn cần xây dựng liên kết nội bộ (link giữa những bài viết trong website của bạn) thật tốt. Mỗi khi xuất bản bài viết mới, bạn phải dẫn liên kết về các bài viết cũ. Với những bài cũ đã có thứ hạng cao thì dẫn link đến những bài mới là cách thúc đẩy top nhanh cho bài mới nhanh index.

Nội dung ở trên đã chia sẽ kiến thức Google index, nguyên nhân website index chậm cũng như những cách giúp Google index website nhanh. Hy vọng với những thông tin trên bạn có thể tìm ra được lỗi noindex mà web của bạn đang mắc phải cũng như cách thực hiện để website được Google index nhanh hơn. Hãy theo dõi Vnnews24h để cập nhật thêm những kiến thức chuyên ngành hấp dẫn trong lĩnh vực công nghệ nhé. Xin cám ơn.

Tin tức khác

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Xem tất cả