Công ty cổ phần là gì? Khái niệm và đặc điểm của công ty CP

Hiện nay, do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, có khá nhiều những công ty tư nhân đã được thành lập. Trong số đó, công ty cổ phần đang là hình thức doanh nghiệp phổ biến bởi đặc điểm chính của nó rất phù hợp đối với những người muốn kinh doanh các ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tư cao nhưng ít vốn hay không có vốn. Vậy, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp gì? Đặc điểm của nó ra sao?
 

Công ty cổ phần là gì? Khái niệm và đặc điểm của công ty CP
 

Khái niệm và định nghĩa của công ty cổ phần

Khái niệm chung của công ty cổ phần

Công ty cổ phần (CP) là một dạng tổ chức có đầy đủ tư cách pháp nhân, được pháp luật thừa nhận là có tư cách pháp lý độc lập và có quyền được tham gia các hoạt động pháp lý về chính trị, kinh tế, xã hội,... Công ty cổ phần tồn tại hoàn toàn độc lập với những người sáng lập và chủ sở hữu, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn cam kết hay tài sản của bản thân công ty (trách nhiệm hữu hạn). Số vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau (cổ phần) và phát hành để huy động vốn đầu tư từ các nhà đầu tư. Cá nhân hoặc tổ chức nắm quyền sở hữu hợp pháp ít nhất một cổ phiếu được gọi là cổ đông. Cổ đông sẽ tham gia quản lý, giám sát và điều hành doanh nghiệp bằng cách bầu cử hoặc tự ứng cử vào các vị trí trong công ty. Ngoài ra, các cổ đông sẽ được hưởng lời hay chịu lỗ theo công ty dựa vào số vốn góp tương ứng.

Khái niệm công ty cổ phần trong pháp luật

Trong Luật Doanh Nghiệp số 68/2014/QH13 có định nghĩa công ty cổ phần là một hình thức doanh nghiệp trong đó số vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức bất kỳ. Số cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số cổ đông tối đa. Công ty cổ phần là một dạng công ty trách nhiệm hữu hạn do đó cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản của công ty bằng với số vốn mà mình đã góp. Ngoài ra, cổ đông còn có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp đặc biệt được quy định trong điều lệ của công ty hay trong Luật Doanh Nghiệp 2014.

Hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp là gì?

Cổ phần hóa doanh nghiệp hay cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần hóa thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Quá trình này được bắt đầu từ năm 1990 và hoàn thành cơ bản vào năm 2010.

Vì sao cần phải cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước?

Trước khi cổ phần hóa, đa số các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước đều làm ăn thua lỗ. Điều này đã dẫn đến việc Nhà nước phải đền bù thua lỗ với số tiền vô cùng lớn. Bên cạnh đó, Chính phủ nước ta đã quyết định là sẽ không bán đứt các doanh nghiệp Nhà nước cho tư nhân. Đứng trước tình trạng này, để giảm chi phí đền bù lỗ đồng thời huy động nguồn vốn khổng lồ từ người dân và tăng ý thức lao động của các cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp, giải pháp cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đã được đưa ra. Tài sản của các doanh nghiệp sẽ được chia đều thành nhiều cổ phần và bán cho cán bộ, công nhân viên của chính những doanh nghiệp đó. Số còn lại sẽ thuộc sở hữu của Nhà nước. Như vậy, thông thường một doanh nghiệp Nhà nước bất kỳ sẽ chỉ có một số cổ phần nằm trong tay Nhà nước (một số trường hợp có thể Nhà nước không còn nắm giữ bất kỳ cổ phần nào nữa) và số còn lại nằm trong tay nhân viên công ty.
 

Đặc điểm và tính chất của loại hình công ty cổ phần

Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014, công ty cổ phần là một trong 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến được liệt kê và do đó nó sẽ mang đầy đủ những đặc điểm chung của một doanh nghiệp thông thường. Ngoài ra, công ty cổ phần cũng sẽ có một số đặc điểm, tính chất riêng để có thể phân biệt rõ với những mô hình kinh doanh khác. Cụ thể:

Về số vốn điều lệ của công ty

Vốn điều lệ của công ty phải là số vốn thực, tức là bằng với tổng giá trị số vốn mà những người đồng sáng lập đã đóng góp vào.

Công ty cổ phần là một dạng của hình thức công ty đối vốn. Do đó số vốn điều lệ của công ty sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được đặc trưng riêng bằng cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể biểu thị cho một hoặc nhiều cổ phần. Đây cũng là đặc điểm đặc trưng nhất của công ty cổ phần.

Việc góp vốn cho công ty cổ phần được tiến hành bằng cách mua cổ phần do công ty phát hành.

Về thành viên và những người sáng lập công ty

Những người sở hữu hợp pháp ít nhất một cổ phần của công ty gọi là cổ đông. Một công ty cổ phần sẽ phải có ít nhất là 3 cổ đông. Số lượng cổ đông tối đa là không giới hạn.

Cổ đông có thể là cá nhân hay tổ chức, ở trong nước hay ở nước ngoài đồng thời phải có các điều kiện, tiêu chuẩn đã được quy định trong Luật Doanh Nghiệp 2014.
 

Công ty cổ phần là gì? Khái niệm và đặc điểm của công ty CP
 

Về tư cách pháp nhân theo pháp lý của công ty

Công ty cổ phần được coi là có tư cách pháp nhân hợp pháp kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tư cách pháp nhân của công ty CP được thể hiện thông qua những yếu tố sau: có hình thái xác định và được pháp lý công nhận tính hợp pháp; có cơ cấu và tổ chức xác định, hợp pháp; có tài sản độc lập; có quyền lợi pháp lý trong việc tham gia vào các mối quan hệ pháp luật độc lập và nhân danh chính bản thân công ty.

Về hình thức, chế độ chịu trách nhiệm

Hình thức, chế độ chịu trách nhiệm của công ty: Công ty cổ phần là một dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. Do đó, công ty sẽ chỉ chịu trách nhiệm về số nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác trong phim vi số vốn điều lệ.

Hình thức, chế độ chịu trách nhiệm của các cổ đông: Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng với khoản vốn mà họ đã góp vào.

Về cách thức huy động vốn

Khác với hầu hết các tổ chức, mô hình kinh doanh còn lại, công ty cổ phần có thể huy động vốn theo nhiều cách thức khác nhau. Cụ thể như chào bán cổ phần riêng lẻ, chào bán cổ phần cho các cổ đông, phát hành chứng khoán hay trái phiếu.

Chuyển nhượng vốn góp

Cổ phiếu vốn dĩ là một loại hàng hóa, giấy tờ có giá trị. Do đó, người sở hữu cổ phiếu hợp pháp có quyền chuyển nhượng, mua bán một cách tự do theo đúng quy định của pháp luật trừ những trường hợp đặc biệt được quy định trong điều lệ công ty hay trong Luật Doanh Nghiệp.

Trên đây là một số thông tin để trả lời cho vấn đề công ty cổ phần là gì hay khái niệm và đặc điểm của công ty CP. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn, đặc biệt là những người đang chuẩn bị thành lập một doanh nghiệp riêng, sẽ có thêm một số kiến thức hữu ích để có thể lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp nhất. Xin cảm ơn!

Có thể bạn muốn biết: Quy trình thủ tục pháp lý để đăng ký thành lập công ty cổ phần

Tin tức khác

Khảo sát thị trường là gì? Các loại hình khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là gì? Các loại hình khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là một trong những công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi và xu hướng của khách hàng.
Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Khám phá những cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ sẽ giúp bạn nhập được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng để kinh doanh kiếm lời.
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Xem tất cả