Mục lục bài viết
- Điện giật là một loại tai nạn luôn tiềm ẩn trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu may mắn, nạn nhân có thể chỉ bị giật nhẹ và tự rời khỏi nguồn điện được. Trường hợp nguy hiểm hơn, điện có thể khiến nạn nhân bị bỏng hoặc thậm chí là tử vong. Vì thế, chúng ta cần trang bị cho mình cách sơ cứu người gặp tai nạn điện để có thể giúp đỡ người bị nạn trong tình huống này. Vậy cách sơ cứu người khi bị điện giật như thế nào?
- Hi vọng rằng cách sơ cứu người khi bị điện giật mà đội ngũ biên tập viên VnNews24h chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để có thể thực hiện cứu sống nạn nhân khi gặp phải tai nạn điện ngoài thực tế.
Điện giật là một loại tai nạn luôn tiềm ẩn trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu may mắn, nạn nhân có thể chỉ bị giật nhẹ và tự rời khỏi nguồn điện được. Trường hợp nguy hiểm hơn, điện có thể khiến nạn nhân bị bỏng hoặc thậm chí là tử vong. Vì thế, chúng ta cần trang bị cho mình cách sơ cứu người gặp tai nạn điện để có thể giúp đỡ người bị nạn trong tình huống này. Vậy cách sơ cứu người khi bị điện giật như thế nào?
Khi bị điện giật, nếu nạn nhân được sơ cứu trong vòng 1 phút thì có đến 98% khả năng sống sót. Tuy nhiên, nếu đến 5 phút sau nạn nhân mới được sơ cứu thì phần trăm khả năng sống sót chỉ còn lại 25%. Nắm rõ quy tắc sơ cứu người bị điện giật dưới đây sẽ giúp bạn không phải lo lắng khi gặp phải tình huống trong thực tế:
Bước 1: Ngắt nguồn điện
Ngay khi phát hiện nạn nhân đang bị điện giật, bạn cần ngay lập tức tìm cách ngắt nguồn điện như: ngắt cầu dao, cầu chì,…để cắt nguồn điện. Trường hợp không thể tìm thấy nguồn điện thì bạn cần phải dùng các vật cách điện bằng cao su, gỗ, nhựa để tách nạn nhân ra khỏi vật dẫn.
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng tay không chạm vào nạn nhân vì sẽ bị giật.
Bước 2: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
Sau khi nguồn điện đã được ngắt, bạn cũng phải dùng các vật cách điện để tách nạn nhân ra khỏi vật dẫn. Nguyên nhân là vì có thể trong người nạn nhân vẫn còn tích điện, sẽ làm bạn bị nhiễm điện. Bao tay cao su, cây gỗ hoặc nhựa là những vật dụng bạn có thể dùng.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra và sơ cứu
Ngay khi vừa tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, bạn phải đặt nạn nhân ở nơi khô ráo, thoáng mát và tiến hành kiểm tra, sơ cứu. Nếu nạn nhân còn tỉnh, hãy xem mức độ tổn thương của nạn nhân để có cách xử lý kịp thời. Đầu tiên là phải kiểm tra xem tim và phổi của nạn nhân có hoạt động bình thường không. Tiếp sau đó là xem nạn nhân có bị bỏng hay tổn thương chỗ nào không. Trường hợp nạn nhân bị tổn thương nặng hoặc bị tổn thương đốt sống cổ thì cần phải được cấp cứu kịp thời để không bị liệt. Nếu nạn nhân đã bất tỉnh, bạn cần phải thực hiện ngay các bước sơ cứu dưới đây.
Thao tác thực hiện hô hấp nhân tạo:
- Đầu tiên, bạn cần nới lỏng quần áo của nạn nhân. Kê dưới cổ nạn nhân một vật mềm như gối hay khăn để đầu hơi ngửa ra sau, giúp đường hô hấp được thông thoáng.
- Dùng một tay bịt mũi nạn nhân, tay còn lại kéo hàm dưới hở ra. Tiếp theo, bạn hít một hơi thật sâu và tiến hành thổi hơi vào miệng nạn nhân. Trường hợp đối với người lớn, bạn thực hiện động tác này 2 lần liên tục. Còn đối với trẻ em dưới 8 tuổi thì thực hiện 1 lần. Chờ lồng ngực nạn nhân xẹp xuống rồi thực hiện hô hấp nhân tạo lại cho đến khi nạn nhân tỉnh.
- Thao tác này cần được thực hiện khoảng 20 lần trong 1 phút.
- Trường hợp nạn nhân bị thương ở miệng thì bạn cần phải thổi hơi vào mũi nạn nhân.
Thao tác thực hiện ép lồng ngực:
- Bạn ngồi phía bên trái nạn nhân, dùng hai bàn tay chồng lên nhau và đặt trước tim. Sau đó, dùng sức ấn xuống khoảng 1/3 đến nửa bề dày lồng ngực rồi nới lỏng tay ra.
- Thực hiện thao tác này liên tục 100 lần trong 1 phút. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì cần phải thực hiện nhiều lần hơn.
- Khi thực hiện thao tác này, bạn nên kết hợp với hô hấp nhân tạo để nạn nhân mau tỉnh lại. Cứ sau 5 lần ép tim thì sẽ hô hấp nhân tạo 1 lần. Đến khi nạn nhân tỉnh lại bạn phải ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cấp cứu.