Cách sơ cứu người bị điện giật

Điện là nguồn năng lượng không thể thiếu với mỗi gia đình, xí nghiệp, bệnh viện,... Tuy nhiên, mối nguy hiểm từ nguồn điện vẫn luôn thường trực và sẵn sàng gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Do đó, bạn nên nắm vững cách sơ cứu người bị điện giật để ứng phó khi cần thiết.
 

Cách sơ cứu người bị điện giật
 

Điện giật là gì?

Điện giật là các phản ứng sinh lý hoặc tổn thương của cơ thể khi có dòng điện chạy qua. Với dòng điện rất nhỏ (dưới 1 mA), cơ thể con người thường không cảm nhận được sự khác biệt. Nếu dòng điện có cường độ 1 mA sẽ gây đau nhói, từ 5 mA sẽ gây giật nhẹ, 50 mA đến 150 mA sẽ bắt đầu gây ra các tổn thương như phân huỷ cơ hay suy thận cấp. Dòng điện có cường độ từ 1 A đến 4 A đã có thể gây loạn nhịp tim nếu đi qua tim và làm gián đoạn lưu thông máu. Dòng điện từ 10 A trở lên sẽ gây ngừng tim. Điện giật có thể chia thành hai loại: Điện một pha giật và điện hai pha giật.

Điện một pha giật: Là trường hợp người đứng trên đất hoặc trên bề mặt dẫn điện sau đó chạm vào nguồn điện. Dòng điện sẽ từ chỗ tiếp xúc chạy qua thân thể rồi truyền xuống đất hoặc vật dẫn điện. Trong trường hợp này, cơ thể đóng vai trò như một chất dẫn điện. Đây là trường hợp phổ biến nhất trong các tai nạn điện giật thông thường.

Điện hai pha giật: Đây là trường hợp khi hai bộ phận trên cơ thể đồng thời chạm vào hai nguồn điện. Lúc này, dòng điện sẽ chạy từ nguồn này sang nguồn kia và lan truyền ra toàn bộ cơ thể tạo thành một mạch điện kín khiến con người bị giật.

Ngoài ra, còn có một trường hợp thứ ba là bị điện giật khi giẫm lên điện áp. Đây là trường hợp khi có một sợi dây điện rơi trên mặt đất. Lúc này, khu vực vòng tròn xung quanh sợi dây với sẽ có rất nhiều vòng tròn đồng tâm mà mỗi vòng tròn lại có điện áp khác nhau. Khi con người bước vào vùng vòng tròn, đặc biệt là khu vực cách sợi dây khoảng 10m và hai chân cách nhau 0,8m sẽ xuất hiện một dòng điện yếu. Dòng điện này chạy từ vùng có điện áp cao sang vùng có điện áp thấp thông qua cơ thể người gây ra tình trạng điện giật.
 

Các nguyên nhân dẫn đến bị điện giật

- Đường dây diện công cộng được mắc không đúng quy trình, không đủ tiêu chuẩn về an toàn.

- Đồ điện bị hỏng hoặc không đủ tiêu chuẩn.

- Không tuân thủ các quy trình an toàn trong lao động.

- Không tuân thủ quy trình an toàn khi cứu người bị điện giật.

- Một số sự cố ngoài ý muốn như: thả diều mắc vào dây điện, dây điện bị đứt trong ngày mưa, vô ý chạm vật bằng kim loại vào nguồn điện,...
 

Các triệu chứng biểu hiện của người bị điện giật

Người bị điện giật ở mức độ nhẹ thường sẽ cảm thấy tê buốt ở một số bộ phận, mất cảm giác tạm thời ở vùng tiếp xúc nguồn điện. Ngoài ra, vùng tiếp xúc cũng có thể sẽ xuất hiện vết bỏng nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào cường độ dòng điện. Ngoài vết bỏng, đôi khi nạn nhân cũng cảm thấy các triệu chứng như: khó thở, đau ngực, đau bụng,... Những dòng điện có cường độ khá mạnh có thể hút nạn nhân lại hoặc đẩy ra xa.
 

Cách sơ cứu khi bị điện giật

- Việc đầu tiên cần làm trước khi sơ cứu cho nạn nhân bị điện giật là phá bỏ sự tiếp xúc giữa cơ thể nạn nhân với nguồn điện. Dòng điện càng ở lại lâu trong cơ thể thì càng gây ra những hậu quả khủng khiếp Do đó, người sơ cứu có thể tắt nguồn điện hoặc tìm một vật dài và không dẫn điện để di chuyển nạn nhân. Nếu nạn nhân tiếp xúc với đường dây điện bị hỏng thì không nên tìm cách giải cứu mà thay vào đó hãy gọi ngay cho đội cứu hộ chuyên nghiệp.
 

Cách sơ cứu người bị điện giật
 

- Tất cả những nạn nhân bị điện giật, dù nhẹ hay nặng đều cần phải có sự chăm sóc của các bác sĩ. Do đó, hãy gọi xe cứu thương ngay lập tức.

Với nạn nhân còn tỉnh

Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí quan trọng trước như đốt sống cổ vì vị trí này có thể gây liệt nếu không được sơ cấp cứu kịp thời. Sau đó kiểm tra các bộ phận còn lại. Dù không có vấn đề gì vẫn cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện vì dòng điện có thể gây ra các tổn thương ở những bộ phận không thể kiểm tra bằng các biện pháp sơ cứu.

Với nạn nhân đã bị ngất

Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách áp má vào mũi hoặc xem sự di động của lồng ngực. Nếu nạn nhân không còn dấu hiệu thở thì tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực cho đến khi tự thở được hoặc xác định chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.

Cách hô hấp nhân tạo

Nới rộng quần áo, thắt lưng của nạn nhân đồng thời đệm dưới cổ sao cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo cho đường hô hấp được thông thoáng. Sau đó, dùng một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra. Ngậm chặt miệng nạn nhân và thổi khí vào (2 hơi với người lớn, 1 hơi với trẻ em dưới 8 tuổi). Để lồng ngực xẹp xuống rồi lại thổi tiếp với chu kỳ 20 lần/phút với người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, 20 - 30 lần/phút với trẻ em dưới 8 tuổi.
 

Cách sơ cứu người bị điện giật
 

Ép tim ngoài lồng ngực

Ngồi bên trái nạn nhân, chồng hai bàn tay lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với khoang liên sường 4 - 5 ở ngực trái. Từ từ ấn xuống khoảng 1/3 đến một nửa bề dày lồng ngực rồi thả lỏng tay. Lặp lại như vậy khoảng 100 lần với người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, hơn 100 lần với trẻ em dưới 1 tuổi. Nếu kết hợp ép tim với thổi ngạt thì thực hiện với chu kỳ 5 lần ép tim một lần thổi ngạt.
 

Cách sơ cứu người bị điện giật
 

Phòng ngừa bị điện giật như thế nào?

- Thiết kế các ổ điện an toàn

- Thường xuyên kiểm tra các hệ thống điện trong nhà

- Tuyệt đối tuân thủ các quy trình an toàn khi sửa điện

- Không để ổ điện, dây dẫn điện ngang tầm tay của trẻ em.
 

Cách sơ cứu người bị điện giật
 

- Không để trẻ em chơi đùa gần các dụng cụ bằng điện như nồi cơm điện, bàn là,...

- Không dùng điện để đánh cá, chống trộm,...

Trên đây là những điều cần lưu ý khi sơ cấp cứu cho người bị điện giật và cách phòng chống bị điện giật mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ biết bảo vệ bản thân và gia đình tránh khỏi tai nạn nguy hiểm này hoặc có cách để đối phó nếu chẳng may gặp phải tình huống bị điện giật.

Tin tức khác

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Khám phá những cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ sẽ giúp bạn nhập được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng để kinh doanh kiếm lời.
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Xem tất cả