Mục lục bài viết
- Dạy con học khi con đến độ tuổi đến trường sao cho đúng và có hiệu quả là điều băn khoăn hàng đầu của các bậc phụ huynh. Ở độ tuổi này trẻ còn nhỏ và chưa hiểu hết cũng như chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học nên khiến trẻ chăm học là điều không dễ dàng. Trong bài viết này VnNews24h sẽ chia sẻ đến các bạn cách dạy con học bài hiệu quả nhất.
- 1. Tạo tâm trạng thoải mái cho con khi học
- 2. Dạy con học thông qua các trò chơi
- 3. Để con có thời gian tự học
- 4. Lập thời gian biểu rõ ràng
- 5. Tạo góc học tập thoải mái cho trẻ
- 6. Tăng dần thời gian tập trung mỗi ngày
- 7. Theo dõi tâm lý của con khi làm bài
- 8. Phần thưởng khuyến khích bé học tập
- 9. Duy trì liên lạc với thầy cô
- 10. Tạo động lực cho con
- Trên đây là cách dạy con học hiệu quả nhất VnNews24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và những phương pháp bổ ích giúp bé yêu của mình học thật tốt.
Dạy con học khi con đến độ tuổi đến trường sao cho đúng và có hiệu quả là điều băn khoăn hàng đầu của các bậc phụ huynh. Ở độ tuổi này trẻ còn nhỏ và chưa hiểu hết cũng như chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học nên khiến trẻ chăm học là điều không dễ dàng. Trong bài viết này VnNews24h sẽ chia sẻ đến các bạn cách dạy con học bài hiệu quả nhất.
1. Tạo tâm trạng thoải mái cho con khi học
Người lớn chúng ta để có thể làm việc tốt phải cần có một tâm trạng thật thoải mái và trẻ con cũng thế. Đừng khiến trẻ sợ sệt và chán ghét việc học bằng những lời nói nặng nề, khó nghe. Thay vào đó hãy luôn dùng những từ ngữ và cử chỉ nhẹ nhàng để giải thích cho bé.
2. Dạy con học thông qua các trò chơi
Phương pháp này được đánh giá là phương pháp giúp trẻ tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất, đặc biệt là khi cha mẹ cùng chơi với trẻ. Chẳng hạn như cha mẹ cùng hát với trẻ những bài hát tập đếm, bảng chữ cái sẽ giúp bé mau thuộc hơn.
3. Để con có thời gian tự học
Bạn không nên lúc nào cũng bên cạnh kèm cặp bé mà hay để bé học một mình và tự suy nghĩ về bài tập của mình. Chỉ nên hỗ trợ và giúp đỡ khi thật sự cần thiết. ĐIều này giúp bé có thể tự phát huy trí não, không ù lì và trông chờ vào người khác.
4. Lập thời gian biểu rõ ràng
Hãy lập một thời gian biểu khoa học để con có thể tự chủ động trong việc học. Có thời gian học và nghỉ ngơi hợp lý giữa các môn. Thời gian học hiệu quả nhất để các bé có thể tập trung tốt là 19 giờ đến 21 giờ.
5. Tạo góc học tập thoải mái cho trẻ
Để trẻ cảm thấy hứng thú khi học bạn nên tạo một góc học tập thật lý tưởng bằng việc sắp xếp góc học tập thật gọn gàng, trang trí với những nhân vật hoạt hình mà bé yêu thích. Để bàn học của con tránh xa những nơi ồn ào dễ gây mất tập trung.
6. Tăng dần thời gian tập trung mỗi ngày
Nếu hôm nay con có thể tập trung tốt trong 15 phút thì hôm sau bố mẹ hãy tăng thêm vài phút nữa để con quen dần với việc tập trung trí não, không cảm thấy quá mệt mỏi.
7. Theo dõi tâm lý của con khi làm bài
Hãy thường xuyên để mắt đến trẻ xem thái độ của trẻ như thế nào. Nếu trẻ có dấu hiệu mệt mỏi hay chán nản thì bạn nên hỏi xem con đang gặp phải vấn đề gì? Con cảm thấy như thế nào? Từ đó tìm cách giải thích cho con hiểu, động viên con.
8. Phần thưởng khuyến khích bé học tập
Với trẻ nhỏ khi được ba mẹ thưởng cho một món quà hay hay hứa thực hiện một điều nào đó, chúng sẽ rất vui và nỗ lực rất nhiều. Hãy là một người cha, người mẹ luôn hiểu tâm lý con và luôn luôn giữ lời để làm gương cho chúng.
9. Duy trì liên lạc với thầy cô
Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để theo dõi tình hình học tập của con trên lớp và cùng trao đổi với giáo viên để tìm cách dạy con học tốt nhất.
10. Tạo động lực cho con
Động lực tinh thần là một thứ thúc đẩy tinh thần của một người có hiệu quả hơn rất nhiều so với động lực vật chất, kể cả đối với người lớn hay trẻ con. Bạn nên cho bé biết rằng bạn rất quan tâm đến chuyện học của bé nhưng cũng đừng lấy đó làm áp lực cho con nhỏ. Bên cạnh đó, cũng không nên so sánh con với những đứa trẻ khác dễ làm cho con cảm thấy tự ti, mặc cảm.