Các triệu chứng biểu hiện và cách chữa trị ngộ độc thực phẩm

Trong năm 2016, cả nước ta có 4.139 người bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 12 ca tử vong. Nguyên nhân gây ra tử vong trong các vụ ngộ độc thực phẩm thường là do không được phát hiện và sơ cứu kịp thời. Do đó, các bạn nên nắm vững những triệu chứng biểu hiện cũng như cách chữa trị ngộ độc thực phẩm sau đây để có thể tự bảo vệ cho bản thân và mọi người. 
 

Các triệu chứng biểu hiện và cách chữa trị ngộ độc thực phẩm bạn nên biết
 

1. Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm (tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trong dân gian thường gọi là trúng thực) là các biểu hiện, hiện tượng bệnh lý xuất hiện khi con người bị trúng độc do ăn, uống phải các loại thực phẩm ôi thiu, biến chất, có chất bảo quản, thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc bản thân các loại thực phẩm đó tự sản sinh ra chất độc. Ngộ độc thực phẩm cũng có thể coi là một căn bệnh truyền qua thực phẩm mà nguyên nhân chính là việc ăn thức ăn bị ô nhiễm. Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khoẻ (ảnh hưởng rất lớn tới hệ tiêu hoá, có thể biến chứng ra toàn bộ cơ thể), khiến tinh thần sa sút, mệt mỏi mà nếu bị nặng sẽ gây tử vong.
 

Các triệu chứng biểu hiện và cách chữa trị ngộ độc thực phẩm bạn nên biết

Cá ươn là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm.
 

2. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân chính của ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống các loại thực phẩm có các tác nhân gây hại đến cơ thể con người. Dưới đây là danh sách các tác nhân chính gây ngộ độc thực phẩm:

Vi khuẩn: Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều ca ngộ độc thực phẩm nhất trên thế giới. Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thường gặp là Campylobacter Jejuni, E.coli, Clostridium perfringens, Salmonella,... Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn thường xuất hiện khoảng 12 -72 tiếng sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Ngoại độc tố: Ngoại độc tố là các loại độc tố do vi khuẩn tiết ra. Những độc tố này vẫn có thể tồn tại trong thức ăn kể cả khi vi khuẩn tiết ra chúng đã bị tiêu diệt. Các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm do ngoại độc tố thường xuất hiện 24 tiếng sau khi hấp thụ, tuỳ thuộc vào lượng ngoại độc tố có trong thực phẩm. Những loại vi khuẩn thường sản sinh ra ngoại độc tố là: Clostridium botulinum, Clostridium perfringens, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus,...

Độc tố vi nấm: Vi nấm là các loại nấm có kích thước siêu nhỏ. Khi thức ăn để lâu, chúng sẽ phát triển trên thức ăn và một số loại có thể sản sinh ra độc tố. Đa số độc tố do nấm sản xuất vô hại và có thể hữu ích, chẳng hạn như penicilin,... Tuy nhiên, một số độc tố lại vô cùng nguy hiểm, có khả năng gây ung thư ở người. Những loại độc tố vi nấm nguy hiểm gồm có: Aflatoxin (thường có trong các loại quả, hạt ngũ cốc và hạt có dầu), Altertoxins (xuất hiện trong lúa miến, lúa mì và khoai tây), Fumonisins (ngô dễ bị nhiễm các độc tố loại này), Trichothecenes (có trong ngô, lúa mì, gạo, lạc bị mốc), Patulin (xuất hiện trong các sản phẩm từ nước trái cây, đặc biệt là nước táo), ...

Virus: Là nguyên nhân xếp thứ 3 về các ca ngộ độc thực phẩm tại các nước phát triển. Những loại virus thường thấy gồm có: Enterovirus, Hepatitis A, Hepatitis E, Norovirus, Rotavirus,...

Ký sinh trùng: Hầu hết ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm thường có xuất xứ từ động vật. Một số ký sinh trùng thường gặp là: Taenia saginata (sán dây bò, thường ký sinh ở gia súc), Taenia solium (sán dây lợn, ký sinh trong cơ thể heo), Fasciola hepatica (sán lá gan cừu, xuất hiện ở nhiều loài động vật có vú ), Entamoeba histolytica (trùng kiết lị, xuất hiện ở ruồi, nhặng),...
 

Các triệu chứng biểu hiện và cách chữa trị ngộ độc thực phẩm bạn nên biết

Đầu sán dây lợn Taenia Solium.
 

Độc tố tự nhiên: Là các loại độc tố tự có trong thực phẩm, thường có nguồn gốc từ việc các nguyên liệu chế biến có sẵn chất độc như cá nóc, cóc, một số cây họ đậu, cà,... hoặc một số loại nguyên liệu, thực phẩm được chế biến chung hay ăn, uống chung có khả năng sản sinh ra chất độc như tỏi và trứng vịt, các loại động vật có vỏ sống trong nước và thức ăn có chứa vitamin C, rau dền và quả lê, hồng và cua, hoa quả và hải sản,....

Bạn nên tìm hiểu: 10 loại thực phẩm chứa độc tố tự nhiên có hại cho sức khỏe

Một số tác nhân gây độc khác: Một số nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do các chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, chất ép chín,...
 

3. Triệu chứng biểu hiện, dấu hiệu của ngộ độc thức ăn

Thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc sẽ tiếp xúc với dạ dày đầu tiên nên hầu hết biểu hiện, triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường bắt đầu xuất hiện từ hệ tiêu hoá với các dấu hiệu đặc trưng:

Buồn nôn: Khi cơ thể bị tấn công, hoạt động phản ứng đầu tiên của hệ miễn dịch là tìm cách đẩy các tác nhân tấn công cơ thể ra ngoài. Cụ thể trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, hệ miễn dịch sẽ khiến cơ thể cảm thấy buồn nôn, gây nôn mửa để thải hết chất độc. Mức độ độc tố trong cơ thể càng nhiều, người bệnh sẽ nôn càng mạnh. Việc nôn thực phẩm ra ngoài sẽ khiến độc tố không thể tiếp xúc lâu dài, phá hoại cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, nôn mửa cũng khiến cơ thể bị mất nước, vitamin và một số chất điện giải khiến cơ thể mệt mỏi, suy yếu và choáng váng, có thể dẫn đến hôn mê.

Tiêu chảy: Ngộ độc thực phẩm làm rối loạn các hoạt động của hệ tiêu hoá, khiến người bệnh cảm thấy đau bụng, sôi bụng, đại tiện nhiều lần, phân lỏng có thể lẫn cả máu. Một số trường hợp xuất hiện các dấu hiệu như chướng bụng, đầy hơi, chuột rút. Nhiễm vi khuẩn, virus từ thực phẩm sẽ khiến hệ miễn dịch phản ứng lại bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể, gây ra toát mồ hôi, sốt nhẹ hoặc nặng.
 

Các triệu chứng biểu hiện và cách chữa trị ngộ độc thực phẩm bạn nên biết

Tiêu chảy và buồn nôn là các triệu chứng phổ biến khi bị ngộ độc thực phẩm.
 

Đau đầu: Tiêu chảy, nôn mửa sẽ khiến cho cơ thể bị mất rất nhiều nước, ngoài ra vi khuẩn, virus, chất độc có trong thức ăn cũng gây rối loạn các hệ thống hoạt động trong cơ thể. Những điều này là nguyên nhân khiến cho người bệnh cảm thấy đau đầu. Tuỳ thuộc vào thể trạng của người bệnh và mức độ trúng độc mà có thể cảm thấy đau đầu nặng hoặc nhẹ.
 

4. Cách chữa trị cho người bị ngộ độc thực phẩm

Đối với người bệnh vẫn còn tỉnh táo, còn khả năng nhận thức:

- Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện những triệu chứng của ngộ độc thực phẩm là gây nôn cho người bệnh để loại bỏ hết các chất độc có trong thực phẩm ra ngoài. Cách đơn giản nhất để gây nôn là cho bệnh nhân uống một cốc nước lọc, sau đó dùng ngón trỏ, thìa nhỏ hoặc tăm bông đè vào cuống lưỡi gây phản xạ nôn. Nếu muốn tốt hơn thì có thể pha một ly nước muối 0,9% cho bệnh nhân uống rồi dùng tay móc họng, ngoáy họng để gây nôn. Nước muối có tác dụng sát trùng sẽ giúp tiêu diệt một số vi khuẩn, virus có trong cơ thể.

- Trong khi nôn, lưu ý luôn để đầu bệnh nhân cúi thấp hơn ngực, tránh chất nôn sặc vào mũi, từ đó vào phổi gây nghẹt thở, khó thở. Đặc biệt nếu biết tác nhân gây ngộ độc thực phẩm là dầu hoả, xăng, thuốc trừ sâu thì không gây nôn vì có thể khiến bệnh nhân hít vào phổi gây ngộ độc đường hô hấp. Cố gắng cho bệnh nhân nôn hết thực phẩm đã ăn, uống ra ngoài. Sau đó có thể cho bệnh nhân nằm nghỉ và theo dõi sát tình trạng người bệnh, ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế nếu phát hiện thấy các triệu chứng khác lạ xảy ra hoặc tình trạng sốt, tiêu chảy kéo dài quá 2 ngày.

- Việc nôn và tiêu chảy sẽ khiến bệnh nhân mất rất nhiều nước, vitamin và chất điện giải. Do đó, khi bệnh nhân đã nôn xong có thể cho uống dung dịch oresol, nước cháo, nước cam hoặc nước dừa để bổ sung lượng nước, vitamin và các chất điện giải đã mất. Sau khi được giải độc, có thể cho bệnh nhân ăn, uống các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu và có lợi cho hệ tiêu hoá như sữa chua, thức ăn nghiền, nước ép trái cây, ngũ cốc,...
 

Các triệu chứng biểu hiện và cách chữa trị ngộ độc thực phẩm bạn nên biết

Một số loại rau, quả và nước ép từ chúng giúp bổ sung nước và chất điện giải hiệu quả.
 

Đối với người bệnh bị co giật, rối loạn, mất ý thức:

Không gây nôn vì có thể khiến người bệnh bị nghẹt thở, khó thở trong khi hôn mê, gây nguy hiểm tới tính mạng. Lúc này cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Nếu thấy bệnh nhân suy hô hấp, thở nhanh nông hoặc chậm, yếu thậm chí ngừng thở thì sơ cứu bằng cách bóp bóng hoặc thổi ngạt. Nếu tim ngừng đập cần kết hợp ép tim và thổi ngạt để hồi sinh tim. Khi di chuyển bệnh nhân hôn mê cần để cơ thể nằm nghiêng, đầu thấp tránh chất nôn vào phổi.

- Thu thập và lưu giữ mẫu thực phẩm, dịch ói, phân của người bệnh để cơ quan chuyên môn tiến hành xét nghiệm tìm nguyên nhân. Việc xác định sớm nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm sẽ giúp cho các bác sĩ có thể chữa trị và phục hồi sức khoẻ cho bệnh nhân một cách nhanh nhất.

Trên đây là một số triệu chứng biểu hiện, dấu hiệu và cách chữa trị ngộ độc thực phẩm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi đọc xong bài viết, các bạn sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ cho bản thân và những người xung quanh nếu chẳng may gặp phải trường hợp trên.

Tin tức khác

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Khám phá những cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ sẽ giúp bạn nhập được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng để kinh doanh kiếm lời.
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Xem tất cả