Các nước thành viên của tổ chức APEC

APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) được thành lập vào năm 1989 với mục tiêu xây dựng một cộng đồng kinh tế gắn kết, tự do và phát triển. Thành viên của tổ chức bao gồm một số quốc gia châu Á và khu vực bờ Thái Bình Dương. Hãy cùng đội ngũ VnNews24h tìm hiểu xem, hiện APEC gồm có bao nhiêu nền kinh tế tham gia? Các nước thành viên của tổ chức APEC là những nước nào?
 

Tổ chức APEC gồm có những nước thành viên nào?
 

Tổ chức APEC gồm có bao nhiêu thành viên?

Để biết được cụ thể APEC có bao nhiêu thành viên, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của tổ chức này. Ý tưởng thành lập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ban đầu do Thủ tướng Úc - Robert Hawke đề cập trong bài phát biểu tại buổi ăn trưa khi làm việc với Hiệp hội Doanh Nghiệp Hàn Quốc vào ngày 31/01/1989 ở Seoul. Ông nhận thấy rằng, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực rất có tiềm năng phát triển kinh tế nên việc thành lập một tổ chức để gắn kết các quốc gia là điều cần thiết. Đến ngày 6 và 7 tháng 11 năm 1989, tổ chức APEC được thành lập trong cuộc họp đầu tiên tại Canberra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng ngoại giao Úc - Gareth Evans và sự tham gia của 12 nền kinh tế thành viên.

Sở dĩ, các nước tham gia APEC được gọi là “nền kinh tế thành viên” vì 2 lý do sau: Một là, hoạt động của APEC chủ yếu về kinh tế, thương mại nên các quốc gia tương tác với nhau với tư cách như một thực thể kinh tế; Hai là, những quan chức cấp cao tham gia các cuộc họp thường niên của APEC đều là những người đứng đầu mỗi quốc gia nên với những nước đang có tranh chấp như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,…sẽ rất dễ xảy ra xung đột khi chọn ra người đứng đầu. Để tránh những xung đột không mong muốn, người ta gộp chung những nước như thế thành một “nền kinh tế”.
 

Các nước thành viên của tổ chức APEC
 

Trải qua gần 31 năm thành lập, đến nay APEC gồm có 21 nền kinh tế tham gia với 2,8 tỉ dân; 4,400 tỉ USD tổng GDP; 18,5 nghìn tỉ USD thương mại, chiếm khoảng 39% dân số, 57% GDP và 47% thương mại toàn cầu vào năm 2014.

Vào năm 2007, tổ chức quyết định tạm ngừng kết nạp thêm thành viên để tạo điều kiện thuận lợi cho các nền kinh tế thực hiện "Mục tiêu Bogor" về tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư (được đưa ra tại Hội nghị cấp cao APEC vào năm 1994 ở Bogor, Indonesia). Đến nay, mặc dù có rất nhiều nước bày tỏ nguyện vọng mong muốn được tham gia vào APEC nhưng tạm thời quyết định này vẫn chưa được thay đổi.

Các nước thành viên của tổ chức APEC

Ban đầu, APEC được thành lập với sự tham gia của 12 nền kinh tế thành viên, bao gồm: Úc, Malaysia, Brunei, Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, New Zealand, Canada, Philippines, Hoa Kỳ, Singapore. Sau đó trong suốt 9 năm tiếp theo, tổ chức thực hiện 4 lần mở rộng với sự tham gia của tổng cộng 9 nền kinh tế mới. Cho đến nay, tổng số thành viên của APEC là 21. Những nền kinh tế mới tham gia vào APEC gồm có:

- Lần mở rộng thứ 1 (tháng 11 năm 1991): Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Hong Kong - Trung Quốc, Đài Bắc - Trung Quốc.

-  Lần mở rộng thứ 2 (tháng 11 năm 1993): Mexico, Papua New Guinea.

- Lần mở rộng thứ 3 (tháng 11 năm 1994): Chile.

- Lần mở rộng thứ 4 (tháng 11 năm 1998): Peru, Nga, Việt Nam.
 

Các nước thành viên APEC
 

Trên đây là một số thông tin về tổ chức APEC và các nền kinh tế thành viên mà đội ngũ VnNews24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích và qua đó biết được các nước thành viên APEC bao gồm những quốc gia nào cũng như hiểu rõ hơn về tổ chức kinh tế này.

Tin tức khác

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Xem tất cả