Mục lục bài viết
- Bề mặt của các dụng cụ phòng thí nghiệm, dụng cụ y tế, dụng cụ đựng dung dịch thuốc hay nuôi cấy sinh học luôn phải đảm bảo sạch sẽ, không có bất kỳ loại vi khuẩn, vi rút, nấm,...nào. Để đảm bảo được điều này, các dụng cụ trên sẽ được khử trùng trước khi đưa vào sử dụng. Khi thực hiện quá trình khử trùng, người ta có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Vậy những phương pháp đó là gì? Hãy cùng VnNews24h tìm hiểu về các kỹ thuật khử trùng phổ biến hiện nay.
- Trên đây là một số kỹ thuật khử trùng mà VnNews24h chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm cho mình những hiểu biết về các phương pháp cũng như kỹ thuật khử trùng được áp dụng phổ biến hiện nay.
Bề mặt của các dụng cụ phòng thí nghiệm, dụng cụ y tế, dụng cụ đựng dung dịch thuốc hay nuôi cấy sinh học luôn phải đảm bảo sạch sẽ, không có bất kỳ loại vi khuẩn, vi rút, nấm,...nào. Để đảm bảo được điều này, các dụng cụ trên sẽ được khử trùng trước khi đưa vào sử dụng. Khi thực hiện quá trình khử trùng, người ta có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Vậy những phương pháp đó là gì? Hãy cùng VnNews24h tìm hiểu về các kỹ thuật khử trùng phổ biến hiện nay.
1. Khử trùng bằng nhiệt
Khử trùng bằng nhiệt có rất nhiều phương pháp khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là sử dụng nhiệt độ cao để làm biến tính cấu trúc, chức năng các phân tử của tế bào vi sinh vật. Sau khi biến tính, vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Các phương pháp khử trùng bằng nhiệt hiện nay có thể kể đến như:
► Đốt cháy: Dùng lửa của đèn cồn hoặc ga tác động lên các dụng cụ bằng kim loại như que cấy, kẹp, kéo, dao,... để đốt cháy và phá hủy tế bào của vi sinh vật.
► Đun sôi: Là phương pháp xử lý các dụng cụ bằng nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 30 phút. Phương pháp này tiêu diệt được hầu hết các loại vi sinh vật, trừ những loại có bào tử.
► Gia nhiệt trong nồi hấp tiệt trùng: Dưới tác động của hơi nước ở nhiệt độ 121 độ C trong vòng 15 phút, các tế bào của vi sinh vật có trong dụng cụ sẽ bị biến tính. Các enzyme và cấu trúc protein trong tế bào bị đảo ngược làm cho vi sinh vật bị tiêu diệt hoàn toàn.
► Tiệt trùng khô nhiệt: Với những dụng cụ không thể tiệt trùng bằng hơi nước, người ta sẽ tiệt trùng khô nhiệt. Phương pháp này sẽ làm các phần phần tế bào của vi sinh vật bị oxy hóa. Sau đó, vi sinh vật sẽ tự động bị tiêu diệt.
► Tiệt trùng Pasteur: Là phương pháp kiểm soát sự tăng trưởng và làm chậm quá trình phát triển của các vi sinh vật có trong mẫu. Phương pháp tiệt trùng Pasteur thường được áp dụng cho việc tiệt trùng sữa cũng như các chất lỏng nhạy với nhiệt.
2. Phương pháp lọc
Phương pháp lọc là một trong những kỹ thuật khử trùng bằng cách sử dụng một bộ lọc có màng lọc xốp với nhiều lỗ nhỏ li ti, đường kính nhỏ hơn cả vi sinh vật. Phương này thường được sử dụng để khử trùng cho chất lỏng. Khi được đưa qua bộ lọc, các vi sinh vật sẽ mắc lại bên trên phía màng của bộ lọc. Đặc biệt, bộ lọc này có chứa amiang nên không làm ảnh hưởng đến môi trường.
3. Tiệt trùng bằng bức xạ
Tiệt trùng bằng bức xạ là phương pháp sử dụng tia tử ngoại (UV), tia X hoặc các tia phóng xạ như beta, gamma,…để khử trùng các sản phẩm thuốc, thiết bị thí nghiệm, bình chứa hoặc các sản phẩm đóng gói. Dưới tác động bức xạ ion hóa dưới dạng bức xạ gamma từ một nguồn đồng vị phóng xạ thích hợp như 60 Co (cobalt 60) hoặc của các điện tử năng lượng bởi một máy gia tốc electron phù hợp, các vi sinh vật trên bề mặt mẫu vật tiếp xúc sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
4. Phương pháp hóa học
Đây là kỹ thuật tiệt trùng dùng các loại hóa chất như: Sterilant, Sterilizer, Sporicide,...để phá hủy tất cả các cấu trúc sống của vi sinh vật (tế bào, nội bào tử) hoặc sử dụng các chất sát trùng như: Chlorine, dung dịch kiềm,…để giết tế bào vi sinh vật nhưng không tác dụng đến bào tử, an toàn cho các mô sinh vật sống với một liều lượng nhất định.
5. Phương pháp tiệt trùng bằng khí
Tiệt trùng bằng khí là kỹ thuật sử dụng các chất khí như ethylene oxide hoặc một chất rất dễ bay hơi sau đó trộn với các loại khí trơ phù hợp để giảm bớt độc tính và tiêu diệt các vi khuẩn. Hiệu quả khi tiệt trùng bằng phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nồng độ của khí, độ ẩm, thời gian tiếp xúc, nhiệt độ và bản chất của sản phẩm do đó chỉ áp dụng cho một số loại vật liệu thích hợp.