Cà phê là cây công nghiệp lâu năm, được trồng rất nhiều ở các tỉnh miền núi của nước ta. Sau thời gian 3 - 5 năm trồng, cây cà phê sẽ bắt đầu cho trái và có thể thu hoạch được. Trong quá trình chế biến, giai đoạn sau khi bóc vỏ để chuẩn bị cho quá trình rang xay, sẽ thu được một loại hạt, gọi là cà phê nhân. Để hiểu rõ hơn về quá trình chế biến cà phê cũng như về loại nông sản có giá trị xuất khẩu nhất nhì của nước ta, hãy cùng đội ngũ VnNews24h tìm hiểu xem cà phê nhân là gì và các loại cà phê nhân phổ biến hiện nay.
Mục lục bài viết
Cà phê nhân là gì?
Cà phê nhân hay cà phê sống, cà phê xanh, cà phê nhân xô là tên gọi của hạt cà phê sau khi đã được loại bỏ vỏ. Để thu được cà phê nhân, người ta sẽ thu hoạch cà phê chín rồi mang đi sấy, phơi khô và bóc vỏ. Sau đó, những hạt cà phê nhân này mới được sàng lọc lại để phân loại, mang đi đánh bóng, rang xay,….Có thể hiểu, cà phê nhân là những hạt cà phê thô chưa qua xử lý.
Các loại cà phê nhân phổ biến
Có thể phân loại cà phê nhân theo 2 dạng là: về dòng giống và về kích thước. Cụ thể như sau:
1. Về dòng giống
Có hai giống cà phê nhân phổ biến là cà phê Arabica và cà phê Robusta. Trong đó, cà phê Arabica còn có thêm 5 chủng khác là: Caturra, Bourbon, Catimor, Moka và Typica. Loại cà phê này chỉ thích hợp trồng ở vùng núi cao trên 1.000 mét, không phổ biến ở Việt Nam. Loại thứ hai là Robusta. Đây là loại cà phê được trồng nhiều ở nước ta vì thích nghi được ở vùng khí hậu nóng.
Ngoài ra, còn có một loại cà phê đặc biệt khác là cà phê Culi, gồm có Culi Arabica và Culi Robusta. Nếu như những quả cà phê thông thường đều có 2 hạt nhân thì cà phê Culi chỉ bao gồm 1 hạt. Chúng là những quả cà phê bị đột biến, chiếm sản lượng rất thấp (khoảng dưới 5%) trong mỗi vụ thu hoạch.
2. Về kích cỡ
Nếu phân loại về kích cỡ thì có thể chia cà phê nhân thành 3 nhóm:
- Cà phê nhân sàng 16, sàng 18, sàng 19 và sàng 20: Đây là những hạt cà phê chất lượng cao, thường được dùng để làm cà phê hạt rang.
- Cà phê nhân sàng 14 và sàng 15: Hạt cà phê này có phẩm chất thấp hơn, thường được dùng làm nguyên liệu trộn để giảm giá thành.
- Cà phê nhân sàng 13: Được dùng để làm cà phê hòa tan.
Đặc điểm của cà phê nhân
Cà phê nhân có độ ẩm thấp, chỉ khoảng 12% - 13% nên có thể được bảo quản trong thời gian lâu mà không hề bị mất đi hương vị đặc trưng. Mỗi một loại cà phê nhân khác nhau đều có hương vị hoàn toàn khác. Với cà phê Culi, chúng mang những đang điểm nổi bật hơn so với loại cà phê nguyên bản. Chẳng hạn như:
- Cà phê nhân Arabica: Có vị hơi chua và mùi thơm nồng nàn hơn Robusta. Thành phần cafein có trong cà phê nhân Arabica cũng tương đối thấp. Culi Arabica có vị chua và thơm hơn so với loại Arabica thông thường.
- Cà phê nhân Robusta: Cà phê nhân Robusta khi chưa chế biến có mùi giống với đậu phộng tươi. Sau khi rang chín thì có mùi giống với cao su bị đốt cháy. Loại cà phê này có vị đắng mạnh và lượng cafein khá cao. Cà phê nhân Robusta mềm và dễ vỡ hơn so với hạt cà phê nhân Arabica. Tương tự, cà phê nhân Culi Robusta có mùi thơm và vị đắng mạnh hơn so với loại Robusta thông thường.
Trên đây là một số thông tin về cà phê nhân mà đội ngũ biên tập viên VnNews24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng qua bài viết này, các bạn đã biết cà phê nhân là gì và có những loại nào cũng như hiểu rõ hơn về loại nông sản nổi tiếng của nước ta.