300.000 tấn thịt lợn còn tồn đọng sẽ đi đâu về đâu?

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn đã trả lời trong phiên họp thường kỳ Chính phủ sáng ngày 4/5 về việc giá thịt lợn rớt thảm hại trong thời gian qua.

300.000 tấn thịt lợn còn tồn đọng sẽ đi đâu về đâu?

 Theo ông Tuấn, bằng nhiều giải pháp mấy ngày qua giá thịt lợn hơi đã tăng bình quân 5.000 đồng một kg so với thời điểm thấp nhất. Trong khi đó giá thịt bán tại các siêu thị cũng đã giảm so với cách đây 10 ngày. Tuy nhiên hiện vẫn còn 300.000 – 400.000 tấn thịt lợn đủ tiêu chuẩn chờ xuất chuồng. “Ngành nông nghiệp sẽ cố gắng bằng mọi giải pháp cân bằng cung – cầu trong 2-3 tháng nữa”, ông cũng chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thông Hà Công Tuấn cho biết, giá thịt lợn hơi đã tăng 5.000 đồng một kg.

Trước câu hỏi về nghịch lý, Việt Nam rất khó xuất khẩu thịt lợn sang nước khác nhưng nhập khẩu lại rất lớn thì Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay: trong khu vực, Việt Nam chỉ ký được hiệp định thú y, chứng nhận kiểm dịch với 2 thị trường là Hong Kong và Malaysia. Tuy nhiên, đơn đặt hàng xuất khẩu chủ yếu là lợn sữa (20-30kg/con) với số lượng rất ít. “Vì thế, xuất khẩu thịt lợn chủ yếu vẫn qua đường tiểu ngạch”. Ông nói.

 Ông Hải cũng cho biết thêm: trong năm 2016, các doanh nghiệp chỉ nhập 39.400 tấn thịt lợn và các sản phẩm liên quan (tương đương 44 triệu USD), chiếm 0,1% sản lượng tiêu thụ nội địa. Kim ngạch hàng tạm nhập tái xuất cũng chỉ khoảng 20 triệu USD đồng thời ban chỉ đạo 389 cũng đã đề xuất cho ngừng hoạt động này và được chính phủ đồng ý.

Để tránh xuất khẩu tiểu ngạch tăng xuất khẩu qua đường chính ngạch, ông Hải cũng đề xuất ngành nông nghiệp tăng chất lượng chăn nuôi ký kết hiệp định thú y với các nước đặc biệt là Trung Quốc.

Trong phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - ông Mai Tiến Dũng yêu cầu ngành nông nghiệp cần rút kinh nghiệm tránh để sự việc tái diễn. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh: “Ngoài hạ giá thành sản xuất, về lâu dài, cần điều chỉnh quy mô, cơ cấu ngành chăn nuôi cho phù hợp với thị trường. Điểm yếu này cần nghiêm túc rút kinh nghiệm”.

Ở trước mắt và cả lâu dài, ông Hà Công Tuấn nêu lên 3 giải pháp để “giải cứu” đàn lợn thời gian tới. Thứ nhất, giải quyết quan hệ cung cầu không để đứt quãng, rà soát đảm bảo tổng đàn và quy mô đàn chăn nuôi có cơ cấu hợp lý. Thứ hai là Bộ sẽ có giải pháp kiểm soát lợn nái, tổ chức liên kết chuỗi và lâu dài sẽ đề xuất với Chính phủ không hỗ trợ trực tiếp người chăn nuôi mà sẽ hỗ trợ qua chuỗi. Cuối cùng là mở rộng thị trường ngoài Trung Quốc để tăng xuất khẩu thịt lợn.

Tin tức khác

8 bước lập kế hoạch bán hàng đột phá để thay đổi cuộc chơi

8 bước lập kế hoạch bán hàng đột phá để thay đổi cuộc chơi

Một bản kế hoạch bán hàng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
Khảo sát thị trường là gì? Các loại hình khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là gì? Các loại hình khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là một trong những công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi và xu hướng của khách hàng.
Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Top 9 cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán cho người mới bắt đầu

Khám phá những cách tìm nguồn hàng sỉ dễ bán, giá rẻ sẽ giúp bạn nhập được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng để kinh doanh kiếm lời.
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Xem tất cả