Mọi người thường quan niệm khi “xì hơi” sẽ có mùi hôi và tạo ra âm thanh rất lớn. Tuy nhiên, điều đó không thực sự chính xác. Bản thân một người khi “xì hơi” sẽ có lúc thúi, có lúc không có mùi, có lúc gây ra âm thanh và có lúc không có một chút tiếng động gì.
Trong y học "xì hơi" còn được gọi là trung tiện, đây là hoạt động sinh lý tự nhiên của cơ thể con người giúp đưa các chất khí thải dư thừa trong hệ tiêu hóa ra bên ngoài, tránh gây ngộ độc cho cơ thể. Việc trung tiện có phát ra âm thanh hay không thường phụ thuộc vào cơ hậu môn, cụ thể: Khi thức ăn được tiêu hoá, chất dinh dưỡng đi qua ruột non còn cặn bã sẽ xuống ruột già rồi đi tới trực tràng. Trong và sau quá trình tiêu hoá, các chất cặn bã này liên tục sinh ra các loại khí thải, lượng khí thải này sẽ ngày càng nhiều và bị dồn ép do sự gia tăng các chất cặn bã. Đến một lúc nào đó, áp suất do lượng khí này gây ra sẽ khiến cho cơ hậu môn không thể khép kín được và phải “bung” ra. Khi cơ hậu môn bung chậm, lượng khí được thải ra từ từ sẽ chỉ nghe thấy tiếng “xì xì” hoặc không nghe thấy gì. Còn nếu cơ hậu môn bung nhanh, lượng khí thoát ra nhiều sẽ làm tăng thể tích không khí một cách đột ngột và phát ra âm thanh khá lớn. Nguyên lý này cũng tương tự như âm thanh khổng lồ trong các vụ nổ hay tiếng động khi chọc vỡ quả bóng bay.
Trung tiện không chỉ có tác dụng đưa các khí thải dư thừa trong cơ thể ra bên ngoài mà còn có tác dụng chuẩn đoán bệnh. Các bác sĩ có thể dựa vào mùi hay cường độ "xì hơi" mà phát hiện ra những bệnh lý mà bạn đang gặp phải.
Khí thải được tạo ra bởi các chất như: oxy, nitơ, hydro, methane, carbon và đặc biệt là lưu huỳnh. Những chất này tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc, tức bụng, đau đầu hay khó tiêu vì vậy khi đến giới hạn nhất định thì sẽ được đào thải ra ngoài. Bằng cơ chế phản vệ, cơ thể sẽ tạo ra tín hiệu cảnh báo cho mỗi người biết lúc nào nên "xì hơi" để kịp thời có hướng xử lý.
Khi các bạn "xì hơi", đôi khi có mùi hôi rất khó chịu nhưng đôi khi lại không có mùi gì. Nguyên nhân chính là do những thực phẩm mà các bạn ăn. Chẳng hạn như trong thành phần của bông cải xanh, bắp cải, hành tây, trứng, thịt có chứa nhiều lưu huỳnh, ăn nhiều các loại thực phẩm này khi "xì hơi" sẽ có mùi trứng thối H2S. Mặt khác, khi chúng ta ăn các loại thực phẩm có chứa các loại carbonhydrate (CxHyOz), dạ dày thường sẽ không tiêu hoá chúng mà đưa thẳng xuống trực tràng. Ở đây, các loại vi khuẩn sẽ phá vỡ mạch carbonhydrate, giải phóng hydro và carbon dyoxide là các loại khí không mùi. Sau đó, một số vi khuẩn khác sẽ lấy những khí này và tạo thành các loại khí có mùi.