Các chuyên gia cho biết, bia chai, bia lon, bia tươi và bia hơi đều có lợi cho sức khỏe và có sự khác biệt rõ ràng bởi công nghệ cũng như quy trình, công đoạn sản xuất ra mỗi loại.
Nhìn chung, các loại bia đều được sản xuất từ quá trình lên men ngũ cốc ủ thành mạch nha. Trong đó, ngũ cốc dùng để ủ thường là các loại lúa mạch bởi thành phần enzyme hoạt tính cao, dễ dàng chuyển hoá tinh bột thành đường. Thành phần chính của bia gồm: mạch nha, nước, men và hoa bia (hoa houblon). Hoa bia được thêm vào để tạo hương vị đặc trưng cho bia, đồng thời gia tăng độ bền vững sinh học và tạo bọt tốt. Đôi khi, người ta cũng cho thêm các loại trái cây hoặc thảo mộc để tạo hương vị độc đáo riêng cho bia. Độ cồn trong bia thấp (từ 3-8%, thậm chí có loại bia không cồn) và sử dụng CO2 để tạo bọt. Bia có giá trị dinh dưỡng khá cao, gồm các vitamin nhóm B và các nguyên tố vi lượng.
Hiện nay, công nghệ sản xuất bia đang không ngừng phát triển và hoàn thiện trên thế giới. Ở các quốc gia trồng nhiều lúa mạch, nguyên liệu làm bia hơi, bia chai, bia lon hay bia tươi đều giống nhau. Tuy nhiên khi về Việt Nam, do giá nhập lúa mạch đắt nên các sản phẩm bia sẽ có tỷ lệ nguyên liệu đầu vào khác nhau tuỳ vào phân khúc cao cấp hay bình dân. Điều này cộng với công nghệ chế biến là hai chỉ tiêu để phân biệt các loại bia với nhau.
Bia hơi là sản phẩm được nấu với lượng đường thấp, thời gian lên men ngắn (từ 7-8 ngày). Loại bia này sau khi lên men sẽ không lọc các nấm men mà chiết thẳng vào các thùng chứa được làm sạch bằng khí nén, nước, nước nóng (800 độ C), dung dịch xút (2-3%) và được thanh trùng bằng hơi nóng (khoảng 1350 độ C), sau đó được làm lạnh bằng CO2 lạnh hay COVnPalatino2.
Bia tươi có quy trình gần giống với bia hơi nhưng hàm lượng đường cao hơn, lên men ở nhiệt độ cao và thời gian dài hơn. Loại bia này cũng trải qua quá trình thanh trùng nhanh giống bia hơi. Tuy nhiên sau khi thanh trùng còn lọc hết các nấm men, do đó không có vi sinh vật, tạp chất và được rót ở thùng ủ bia rồi sử dụng.
Bia chai và bia lon có hàm lượng chất thô nhiều hơn bia hơi và bia tươi khoảng 0,5%, hàm lượng hoa houblon nhiều hơn khoảng 30%. Loại bia này cũng có lượng đường nhiều hơn bia hơi khoảng 2%. Quá trình lên men khá lâu, lên men chính khoảng 7 - 8 ngày, lên men phụ khoảng 4 ngày. Sau đó, qua công đoạn lọc và bão hoà CO2 rồi chiết vào chai hoặc lon. Ngoài ra, bia chai và bia lon còn được thanh trùng kỹ càng nhằm bảo quản lâu dài, thuận tiện cho việc vận chuyển thương mại và tiêu thụ trên thị trường.
Qua đây, chúng ta có thể thấy được sự khác nhau giữa việc có thanh trùng hay không ảnh hưởng đến thời hạn sử dụng của các loại bia như thế nào. Với bia hơi, hạn dùng thường chỉ trong vòng 3 ngày. Bia tươi thì dài hơn, khoảng 20 đến 30 ngày. Còn bia chai và bia lon thường có hạn dùng từ 6 tháng đến 1 năm.