Nguyệt thực là một trong những hiện tượng tự nhiên xảy ra do ánh sáng của mặt trăng bị trái đất che mất khi đứng thẳng hàng. Tuy nhiên, trước khi khoa học giải thích được hiện tượng này, những người cổ đại ở các nước phương Đông lại có những quan niệm khác nhau và chúng thường mang yếu tố thần thoại với những câu chuyện đầy thú vị.
Người Trung Quốc cổ đại cho rằng, hiện tượng nguyệt thực là do mặt trăng bị rồng hoặc gấu ăn mất. Còn khi mặt trăng biến thành màu đỏ như máu và dần biến mất thì đó là điềm báo không lành. Họ cho rằng quỷ đã ăn mất mặt trăng để báo hiệu cho nạn đói và bệnh dịch sắp xảy ra. Chính vì vậy nên khi mặt trăng biến mất hay chuyển sang màu đỏ, người Trung Quốc cổ đại sẽ tập trung nhau lại gõ trống, nói chuyện hay tạo ra tiếng động lớn để con quỷ ăn mất mặt trăng sợ hãi mà bỏ đi.
Nhật Bản là một đất nước thường xuyên xảy ra động đất. Chính vì vậy mà khi hiện tượng nguyệt thực xảy ra, những người Nhật Bản thường cho rằng đó là điềm báo những trận động đất sắp đến. Bên cạnh đó, họ cũng quan niệm ánh sáng phát ra từ mặt trăng sau hiện tượng nguyệt thực cực kỳ độc hại vì có thể làm cho con người bị nhiễm độc. Chính vì vậy mà người Nhật Bản ngày xưa thường xây dựng những hầm trú nguyệt thực mỗi khi hiện tượng này xảy ra.
Ở Ấn Độ, hiện tượng nguyệt thực được xem là điềm báo chiến tranh hay sự hủy diệt. Chính vì vậy mà mỗi khi có hiện tượng nguyệt thực xảy ra, người Ấn Độ sẽ kiêng cữ rất nhiều thứ: Không ăn đồ ăn nấu chín, không đụng tới các vật sắc nhọn, phụ nữ mang thai không được phép ra khỏi nhà và không được nhìn vào mặt trăng. Người Ấn Độ cổ đại sẽ tập trung ở nhà và cùng nhau tĩnh tâm để sức mạnh của đấng tối cao sẽ giúp họ xóa bỏ sức mạnh đen tối đang nuốt chửng mặt trăng.
Với những người cổ đại theo đạo Thiên Chúa Giáo thì họ cho rằng, hiện tượng mặt trăng bị che lấp chính là hình phạt mà Chúa dùng để thể hiện sự phẫn nộ của mình với loại người.
Đến nay, mặc dù hiện tượng nguyệt thực đã được các nhà khoa học chứng minh và lý giải nhưng những quan niệm mang tính thần thoại này cũng như tập tục đi kèm với chúng vẫn còn được lưu giữ, tồn tại ở một vài nơi trên thế giới.