Kiến ba khoang có tên khoa học Paederus fuscipes. Trong dịch cơ thể của chúng chứa độc tố Pederin. Loại độc này có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lân so với nọc độc của rắn hổ mang.
Gọi là kiến ba khoang bởi vì cơ thể của chúng gồm có các khoang màu đen, xen kẽ với màu vàng cam. Mặc dù có chứa độc tố Pederin với độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc rắn hổ mang nhưng không gây chết người vì loại kiến này có kích thước nhỏ, không thể truyền lượng độc lớn vào cơ thể con người. Kiến ba khoang thường sống ở ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, các công trình mới xây dựng… Đặc biệt, kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn ban đêm và phát triển mạnh khi trời mưa nhiều, độ ẩm cao.
Khi bị kiến ba khoang đốt, đầu tiên các bạn sẽ cảm thấy râm ran ở vị trí bị đốt. Sau đó 06 – 08 giờ những vết ban đỏ bắt đầu xuất hiện gây đau rát, sau 12 -24 giờ vết cắn sẽ bắt đầu xuất hiện những thương tổn điển hình như bề mặt da cộm lên, xuất hiện những mụn nước li ti. Những mụn nước li ti đó sẽ lớn dần và vỡ ra sau 03 – 05 ngày và để lại nhiều vết thâm rất lâu hết. Nếu bị kiến ba khoang cắn nhiều nơi cùng một lúc, cơ thể của bạn có thể sẽ bị sốt nhẹ và nổi hạch lân cận.
Để phòng tránh kiến ba khoáng, các bạn nên lưu ý một số biện pháp sau:
- Hạn chế mở của và thắp đèn khi trời mưa nhiều, có độ ẩm lớn.
- Buông rèm của, giăng lưới để kiến ba khoang không bay vào nhà. Đặc biệt nên giăng màn cẩn thận trước khi đi ngủ.
- Không nên đứng dưới ánh sáng đèn điện ở những nơi công cộng vì rất dễ bị kiến ba khoang cắn.
- Phát quang bụi rậm xung quanh nhà và mang đồ bảo hộ lao động khi làm việc ở ruộng lúa nhất là vào mùa mưa.
- Nếu chẳng may bị kiến ba khoang cắn, các bạn không nên dùng tay để giết, chà lên vùng da khác hay bắt ra khỏi người mà nên thổi hoặc dùng giấy để bắt chúng ra. Sau khi bắt kiến ra, các bạn rửa vết cắn bằng nước muối loãng.
Nếu phát hiện kiến ba khoang tập trung sống diện rộng, các bạn có thể báo lên cơ quan y tế phường để có biện pháp xử lý kịp thời.